chủ thể tham gia phản biện xã hội
Khi đã xác định được vấn đề phản biện, tổng biên tập thông qua phương án tổ chức vấn đề phản biện ban biên tập đưa ra, khâu cuối cùng chủ thể báo chí tiến hành là cụ thể hóa vấn đề đặt ra bằng các tác phẩm báo chí, kích thích chủ thể tham gia phản biện xã hội.
Phóng viên, biên tập viên là những người trực tiếp tạo ra tác phẩn báo chí. Tổ chức tác phẩm báo chí vào chuyên mục nào, sử dụng thể loại gì cho bài viết cần được cân nhắc kĩ lưỡng. Có tác phẩm báo chí, thì việc trình bày tác phẩm đó thế nào để công chúng dễ dàng tiếp nhận.
Cuối cùng báo chí cần kích thích chủ thể tham gia bằng cách đặt họ trong lợi ích xã hội chung mà họ đạt được khi tích cực tham gia hoạt động phản biện. Bằng việc tạo ra môi trường tự do ngôn luận, coi trọng ý kiến độc giả, phản hồi lại ý kiến độc giả, tạo môi trường cho nhà chính sách, chuyên gia bày tỏ quan điểm, hoạt động phản biện xã hội sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Đổi mới giáo dục tiểu học là vấn đề thu hút nhiều chủ thể tham gia hoạt động phản biện xã hội, đặc biệt là các báo in khảo sát từ cộng đồng trí thức, cộng đồng báo giới, dư luận xã hội tới các nhà hoạch định chính sách. Cộng đồng trí thức, nhà hoạc đinh chính sách tham gia phản biện hầu hết mọi phương diện trong nội dung đổi mới giáo dục nói chung từ vĩ mô đến vi mô,
giáo dục tiểu học nói riêng; trong khi đó cộng đồng báo giới với ý kiên các nhà báo, độc giả lại chủ yếu tập trung vào nội dung cụ thể như đổi mới phương pháp học; đổi mới chương trình, sách giáo khoa; vai trò và đạo đức nhà giáo trong hoạt động đổi mới giáo dục. Phát huy thế mạnh của từng chủ thể trong từng nội dung tham gia phản biện cũng là một biện pháp kích thích các chủ thể tham gia hoạt động phản biện có chất lượng.