Nhà quản lý ra quyết sách

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 40)

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhà hoạt động giáo dục (cụ thể là giáo dục bậc tiểu học), ý kiến của công chúng phản biện công khai trên báo chí, nhà quản lý (quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý giáo dục) có những quyết sách riêng điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực này. Quyết sách đúng thì đổi mới giáo dục tiểu học đi đúng hướng, quyết sách sai thì đem lại hậu quả khôn lường vì sai ở cơ sở nền tảng sẽ kéo theo hỏng toàn bộ cả nền giáo dục.

Ngoài Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005 cho phù hợp với tình hình thực tại (tháng 10/2009), dưới đây là một số văn bản pháp quy được nhà quản lý đưa ra từ 2008-2011.

STT Ký hiệu Ngày Trích yếu

1 7720/BGDĐT-

GDTH

22-08-2008 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 đối với Giáo dục tiểu học

Loại: Văn bản điều hành khác

2 9637/BGDĐT-

KTKĐCLGD

15-10-2008 Góp ý dự thảo văn bản quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, THCS, THPT

Loại: Văn bản điều hành khác

3 4385/QĐ-

BGDĐT

30-06-2009 Quyết định về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2009-2010 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục.. Loại: Quyết định

4 4899/CT-

BGDĐT

04-08-2009 Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, GDPT, GDTX và GDCN năm học 2009 - 2010

Loại: Chỉ thị 5 32/2009/TT-

BGDĐT

27-10-2009 Thông tư ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học

Loại: Thông tư 6 36/2009/TT-

BGDĐT

04-12-2009 Thông tư ban hành quy định kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

Loại: Thông tư 7 15/2010/QĐ-

TTg

03-03-2010 Quyết định về phụ cấp dạy lớp ghép đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập Loại: Quyết định

8 145/TB-

BGDĐT

02-04-2010 Thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp.. Loại: Thông báo

BGDĐT tiểu học

Loại: Quyết định 10 4919/BGDĐT-

GDTH

17-08-2010 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học

Loại: Văn bản điều hành khác 11 4413/QĐ-

BGDĐT

04-10-2010 Quyết định ban hành thể lệ cuộc thi giải toán qua Internet dành cho học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở

Loại: Quyết định 12 6131/QĐ-

BGDĐT

29-12-2010 Quyết định tặng học bổng “Học sinh khuyết tật vượt khó” năm học 2010-2011

Loại: Quyết định 13 41/2010/TT-

BGDĐT

30-12-2010 Thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học

Loại: Thông tư 14 13/2011/TT-

BGDĐT

28-03-2011 Thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp..

Loại: Thông tư 15 26/2011/TTLT-

BGDĐT

-BKHCN-BYT

16-06-2011 Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông Loại: Thông tư

16 5438/BGDĐT- GDTH

17-08-2011 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học

Loại: Văn bản điều 17 782/KTKĐCL

GD-KĐPT

13-10-2011 Góp ý kiến cho bộ tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học

BGDĐT học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông Loại: Thông tư

19 67/2011/TT- BGDĐT

30-12-2011 Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học

Để triển khai những văn bản pháp quy, Bộ GD&ĐT cũng có những chương trình, kế hoạch gửi tới các trường, sở GD phối hợp thực hiện như:

Năm 2008, Bộ GD phát động chương trình Trường học thân thiện,

học sinh tích cựcgiai đoạn 2008-2013

Năm thứ hai triển khai cuộc vận động “Hai không” (thực hiện chỉ thị 33/2006 CT-TTg của Thủ tướng CP) với các nội dung: Nói không với thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nói không với đạo đức nhà giáo và ngồi sai lớp.

Năm 2009: Đề ra bản thảo “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam

2009-2020”, thực hiện cuộc vận động: Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.

Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc thi Sáng tạo GD, ra Đề án đổi mới cơ chế tài chính GD 2009 – 2014, ra Chủ đề năm học 2009-2010: Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng GD

Theo thông tin trên báo GD&TĐ, Bộ GD & ĐT đã đề ra 5 nhiệm vụ cụ thể cho năm học 2009 -2010 là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục triển khai chủ động, sáng tạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; đổi mới công tác quản lý giáo dục: Triển khai nhanh Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội về đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng Nghị định Chính phủ về phân cấp và phối hợp QLGD giữa các Bộ, ngành và các địa phương; tạo sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ GDĐT với các bộ ngành khác, các địa phương trong quản lý các trường ĐH, CĐ, TCCN.

Hoàn thành việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GDĐT và Phòng GDĐT đối với tất cả 63/63 tỉnh, thành phố.

Tập trung triển khai Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GD và ĐT để thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và tiểu học theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 và số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007. Ban hành và áp dụng chuẩn GV, chuẩn hiệu trưởng trường THCS và THPT, chuẩn giám đốc trung tâm GDTX, chuẩn nghiệp vụ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Thực hiện Quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GDĐT.

Hoàn thành chuyển đổi tất cả các trường mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang công lập, tư thục theo Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009.

Triển khai Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở GD của hệ thống GD quốc dân.

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong GD và ĐT từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ chế tài chính GD và ĐT 2009 – 2014, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức trần học phí cho khối đào tạo. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, các Sở GDĐT xây dựng mức học phí và trình HĐND tỉnh, thành phố để quyết định.

Điều chỉnh từng bước cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho các cấp học theo hướng ưu tiên ngân sách để thực hiện PCGDTH-CMC, hỗ trợ phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo chi cho GD ở các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo tiền lương cho đội ngũ nhà giáo và kinh phí hỗ trợ cho đối tượng học sinh chính sách, học sinh nghèo.

Tiếp tục hoàn thiện việc đánh giá giáo viên và cán bộ trong ngành, triển khai năm học đầu tiên các Sở GDĐT đánh giá công tác chỉ đạo của các Vụ, Cục và công tác lãnh đạo của Lãnh đạo Bộ (theo hướng dẫn của Bộ).

Trong năm 2010, các Sở GD và ĐT tham mưu xây dựng “Quy hoạch

phát triển giáo dục của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020”

để HĐND và UBND các tỉnh phê duyệt.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác thông tin cho xã hội, lắng nghe ý kiến xã hội thông qua trang thông tin điện tử của Bộ (www.moet.gov.vn; www.moet.edu.vn), Báo điện tử GD&TĐ của ngành (www.giaoducthoidai.vn hoặc www.gdtd.vn; www.edunews.vn) và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Các Sở GDĐT chủ động tổ chức báo cáo với Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND về tình hình giáo dụccủa địa phương và xin ý kiến chỉ đạo về hoạt động giáo dục của ngành trước các kỳ họp của Quốc hội và HĐND địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong QLGD. Thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong GD&ĐT. Tuyển chọn, cung cấp miễn phí các phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học và hướng dẫn mua hoặc cung cấp phần mềm ứng dụng.

Hiệu quả của những quyết sách trên đến đâu, phần nội dung phản biện trình bày dưới đây sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)