Chuyên mục quen thuộc các bài báo xuất hiện là Giáo dục. Ngoài ra ở mỗi báo lại xuất hiện ở một số chuyên mục có tên gọi khác:
Báo GD&TĐ, các bài viết có nội dung giáo dục được xếp vào chuyên mục chính là Giáo dục & phát triển, ngoài ra những bài viết này cũng xuất hiện ở chuyên mục Thời sự, Bạn đọc với Tòa soạn. Thậm chí các bài báo có thể xuất hiện ở những chuyên mục phong phú khác như: Giáo dục, Chuyên đề, Bàn tròn giáo dục, Diễn đàn giáo dục, Giáo dục quốc tế, Nhà trường, Vấn đề bạn đọc quan tâm, Câu chuyện giáo dục, Tầm nhìn giáo dục, Hiện tượng giáo dục…trên báo GD&TĐ số đặc biệt giữa tháng và và số đặc biệt cuối tháng.
Tạp chí Tia sáng dành sự xuất hiện cho các bài viết về giáo dục trên hai chuyên mục chính là Giáo dục và Diễn đàn.
Báo HNM không có chuyên mục riêng cho các bài viết về giáo dục, các bài về giáo dục do vậy xuất hiện ở chuyên mục Văn hóa – Xã hội hoặc chuyên mục Thời sự.
Báo SGGP các bài viết nằm trong chuyên mục Giáo dục – Đào tạo & Hội nhập, chuyên mục Thời sự.
Báo Tuổi trẻ Tp.HCM các bài viết về giáo dục đăng trên chuyên mục
Giáo dục,Thời sự, Bạn đọc và Tuổi trẻ.
Hai mục lớn là Giáo dục và mục Bạn đọc đều có ở các báo đã tạo ra môi trường, mối liên hệ giữa tờ báo và độc giả của họ. Tiếng nói phản biện do vậy có sự tập trung và được thể hiện nhiều hơn.
Các bài viết có nội dung phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học khảo sát trên 5 báo sử dụng hai nhóm thể loại chính là nhóm thông tấn (tin, phỏng vấn, tường thuật, phản ánh…) và nhóm chính luận (gồm xã luận, bình luận, chuyên luận, điều tra, bài phê bình…) trong đó nhóm thông tấn được sử dụng nhiều hơn.
Thông tin sự kiện có yếu tố bình luận mức độ là tính trội của nhóm thể loại báo chí thông tấn [14, tr. 14]. Nhóm các thể loại báo chí thông tấn có thế mạnh phản ánh, thông báo kịp thời nhanh chóng các sự kiện, các vấn đề xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra trong cuộc sống hàng ngày do vậy phù hợp với nội dung đổi mới giáo dục tiểu học mà các bài báo đề cập.
Thông tin lí lẽ được coi là tính trội của nhóm các thể loại báo chí chính luận. Nhóm thể loại báo chí chính luận thể hiện chất trí tuệ, tư duy, lý lẽ, hùng biện trong tác phẩm vì vậy thích hợp với hoạt động phản biện xã hội nói chung, vấn đề đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng.
Bài viết dưới dạng tin, phỏng vấn, phản ánh, bình luận là những thể loại được các báo sử dụng chủ yếu trong hai nhóm thể loại kể trên. Dưới dạng tin, hoạt động đổi mới giáo dục tiểu học được cập nhật nhanh chóng, ngắn gọn nhất, đáp ứng tính thời sự nhất. Dạng phỏng vấn phù hợp cho các bài viết cần trưng cầu ý kiến (ý kiến đó có thể của lãnh đạo, chuyên gia hay đơn giản là ý kiến của độc giả) cho vấn đề giáo dục đặt ra. Dạng bài bình luận thích hợp
cho việc thể hiện quan điểm của nhà báo, chuyên gia hay của độc giả về vấn đề đặt ra. Một số bài xã luận được sử dụng trên báo GD &TĐ thể hiện rõ tầm quan trọng của giáo dục trong đời sống xã hội song con số này rất ít ỏi.