Đối với ban biên tập

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 104)

Cơ quan báo chí, trước tiên là ban biên tập của tờ báo tạo điều kiện cho phóng viên, biên tập viên phát hiện vấn đề, mạnh dạn thực hiện vấn đề bằng chính những bài viết cụ thể trình bày hạn chế bất cập của giáo dục tiểu học hiện hành.

Từ vấn đề phóng viên, biên tập viên đề xuất, ban biên tập phải có thao tác tổ chức vấn đề phản biện một cách khoa học, hiệu quả trên tờ báo cơ quan mình. Việc tổ chức vấn đề phản biện xã hội cần được xây dựng trên nhiều luồng ý kiến, từ giới trí thức chuyên gia, đến giới báo chí, hay công chúng đều được tham gia bày tỏ quan điểm, thái độ về đổi mới giáo dục tiểu học. Chỉ có như vậy thì tâm, tầm của nhà báo, nhà tri thức và nhân dân mới được vận dụng triệt để góp phần giúp nhà Quản lý đưa ra quyết sách đúng đắn cho đổi mới giáo dục.

Đứng đầu ban biên tập, Tổng biên tập cần có tầm nhìn sâu rộng, nhạy bén đối với vấn đề đổi mới giáo dục, nhạy bén với các xu thế đang diễn ra trong xã hội, đặc biệt quá trình vận hành giáo dục bậc học này.

Nhà báo Trường Giang (nguyên Tổng biên tập báo GD&TĐ) cho rằng: “Cái kì diệu của người làm báo là biết tiến lên trong dòng xoáy của thế cuộc, biết kiên gan chịu đựng mọi đớn đau, chấp nhận mọi thăng trầm, biết dùng cái tâm cái trí mà vượt qua mọi thử thách để cuối cùng lưu lại cho đời những

tiếng nói của chân lý, của lẽ phải, công bằng, của lòng lương thiện”. [12, tr. 567]

Nhìn nhận vấn đề giáo dục mới nhiều bất cập, nhà báo Trường Giang đã thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình, coi “Việc tranh luận phản biện, việc cọ xát để tìm ra sự đánh giá chính xác nhất trong văn học nghệ thuật, trong khoa học công nghệ, việc đấu tranh chống tiêu cực, việc phê bình góp ý một cách xây dựng với các cấp quản lý…trong phong trào nâng cao tinh thần làm chủ trong giới trí thức (đặc biệt là trong giới khoa học và văn nghệ sĩ, báo chí)” là vấn đề quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. [12, tr. 24]

Nhà báo Trường Giang cũng có nhiều bài viết về giáo dục như: “Những điều tưởng như không có ở một ngôi trường”; “Một vấn đề giáo dục nổi cộm; Ngọn cờ Bắc Lý trước cơn gió thử thách”, “Phải chăng giáo dục là phí sản xuất?”; “Nhà trường trước thử thách của thời đại trí tuệ”….Báo Người giáo viên nhân dân (tiền thân của báo GD&TĐ) từng đứng trước nguy cơ “bị thu hồi và rất có thể bị đình bản”, hoặc chính tác giả cũng “suýt bị truy tố vì đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho một nhà giáo”

Hai bài học cay đắng về thí tuệ thời đại tác giả cũng chỉ ra rõ: “Sau cách mạng tháng tám 1945, công tác tuyên truyền giáo dục của ta tập trung và thành công rất lớn về mặt nâng cao dân trí, giác ngộ chính trị cho người dân nhưng lại không chú ý giáo dục tư duy sáng tạo cho các thế hệ”. “Bao

nhiêu cuộc cải cách giáo dục trong bốn, năm thập kỉ sau cách mạng tháng tám chỉ tập trung nội dung chương trình sách giáo khoa, hệ thống và hình thức trường lớp…chứ có quan tâm đến phương pháp dạy và học đâu nên không thể nào biến học sinh thành một trong những chủ thể của nhà trường”.

“Đến nay, chúng ta đã có một nền độc lập tự chủ, đã có một chiến lược xây dựng đất nước theo hướng phồn thịnh, dân chủ, văn minh… nhưng nội dunn giáo dục, đặc biệt là phương pháp giáo dục thì chưa có sự chuyển

biên tương ứng, vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền giáo dục cũ” [12,

tr. tr35].

“Cần sớm cải tạo thực trạng thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò ghi,

biến các em thành một thực thể cứng nhắc, bị ‘tra tấn” triền miên. Các thầy giáo phải coi học sinh, sinh viên là người bạn đồng hành trên trận tuyến văn hóa giáo dục, là một “đối tác” quan trọng trong sự nghiệp đào tọa nguồn lực cho đất nước. Các em phải được phát huy nội lực trong quá trình tiếp nhận tri thức, phải học với hành, phải bước vào nhà trường với tư thế chủ động tích cực như một chiến sĩ bước vào một thử thách mới”. [ 12, tr. 35-36]

“Cần có một cách quản lý giáo dục thông minh, thông thoáng, đảm

bảo quyền độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường ở những lĩnh vực cần thiết. Cần xóa bỏ một cách tích cực cơ chế xin- cho, quan liêu áp đặt, đừng cầm tay chỉ việc theo kiểu “chăn dắt”, không thích hợp với mặt bằng trí tuệ của thời đại ngày nay.”

“Cần phát động một phong trào tự học, tự rèn luyện; học liên tục;

học suốt đời trong một xã hội học tập sôi động. Cần nhớ rằng, con đường tự học, tự nghiên cứu, học hỏi qua giao lưu, con đường tích lũy “trí vô sư” mới là con đường dễ làm bùng nổ tài năng, tạo ra sự phát triển gia tốc về năng khiếu và sở trường. Tất nhiên việc học ở trường là rất quan trọng; nó là nền tảng giúp cho con người tự vận động hiệu quả” [12, tr. 37]

“Xu thế thời đại bắt buộc chúng ta phải nghĩ khác; mọi sự vật phải được nhìn nhận trong trạng thái vận động của nó; phải khiêm tốn lắng nghe tiếng nói của quần chúng, phải nhạy cảm nắm bắt tín hiệu của thời đại. Mọi sự sắp xếp trái với ý nguyện của dân chúng, trái với xu thế thời đại sẽ là một thảm họa và phải mất nhiều năm mới gây dựng được trở lại như cũ” và “ Nếu những ý kiến của anh em nhà báo, của quần chúng được phản ảnh…không

được coi là tiêu biểu thì nên có một cuộc trưng cầu chứ không nên quyết định trên cơ sở hiểu biết chủ quan của một vài người” [12, tr. 15]

Ở một mắt khác, nhà báo Trường Giang còn tỏ rõ sự nhạy bén nghề nghiệp trong phát hiện, ghi nhận hiện tượng mới của đời sống giáo dục. Trên cơ sở đó nhà báo trình bày, bộc lộ quan điểm một cách sâu sắc, thẳng thắn, rành mạch:

Về hiện tượng Hồ Ngọc Đại trong giáo dục, nhà báo Trường Giang cho rằng: “Những gì mà anh đã làm được có tính chất khai phá cho công nghệ giáo dục, cho sự đổi mới nền giáo dục Việt Nam là không thể phủ nhận. Hồ Ngọc Đại đã trở thành một hiện tượng nổi cộm. [12, tr. 176]

Song đóng góp lớn nhất của Hồ Ngọc Đại là xây dựng được nội dung và phương thức giáo dục mới, phù hợp với nền văn minh của thời đại.

CNGD không coi đây là một sự chuẩn bị cho các em bước vào đời như giáo dục truyền thống quan niệm mà là đang sống trong một cuộc đời thực. Bước vào nhà trường coi như các em đã bước vào đời, học và thực hiện luôn một lối sống mới trong một quá trình nhuần nhuyễn chứ không phải là hai quá trình cách biệt để rồi phải hô hào “kết hợp học với hành” như giáo dục truyền thống. [12, tr. 184]

Nhìn nhận những đổi mới của nền giáo dục, nhà báo Trường Giang đã có tiếng nói phản biện trực tiếp, chắc nịch:

“Ngành giáo dục chúng ta trong mấy năm qua đã có những đổi mới đáng được khích lệ. Tôi chỉ xin dẫn ra một số cái cần thiết.

Xác định học sinh là nhân vật trung tâm. Học sinh đã được phát huy tính tích cực, sáng tạo của mình trong quá trình học tập. Thầy giáo đang biến quá trình đào tạo thành quá trình học sinh tự học tập, rèn luyện theo sự hướng dẫn của thầy. Chống tình trạng thầy giảng trò ghi triền miên.

Xác định rõ vai trò vị trí hết sức quan trọng của lớp 1, cấp I; coi lớp 1 là móng, cấp I là nền.

Đưa giáo dục ngoại ngữ và tin học vào chương trình học chính thức. Tăng cường việc tổ chức sinh hoạt bán trú ở nhà trường tiểu học, lên lớp học 2 buổi 1 ngày, chủ ý tổ chức lối sống mới trong sinh hoạt bán trú…

Rõ ràng những biến đổi này là sự tiến bộ tích cực nhưng sòng phẳng mà nói, nó đã có trong mô hình công nghệ giáo dục từ hơn hai chục năm nay. Chính những cải tiến của toàn ngành đang tiến dần đến gần với bản chất hoạt động của công nghệ giáo dục. Chỉ có điều là ngành chỉ mới nêu lên trễn diễn đàn công luận, trên thực tế thì nó mới diễn ra ở một số ít nơi và sự phát triển theo hướng mới này hết sức chậm chạp” [12, tr. 187]

Đồng thời nhà báo cũng rất tinh ý trong dự đoán, phát hiện vấn đề: …Gần đây một số lãnh đạo ngành hay nhấn mạnh “một chương trình một sách giáo khoa” mà không nhắc gì đến chương trình và sách giáo khoa công nghệ giáo dục đang thực nghiệm; phải chăng đó là dấu hiệu Bộ sắp xóa bỏ công nghệ giáo dục! [12, tr. 189] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ đó dõng dạc nói lên tiếng nói phản biện của mình:

Xin cho tôi được dóng lên một tiếng chuông cảnh báo. Trước mắt, mọi mệnh lệnh của quyền lực có thể có hiệu quả tức thì nhưng với thời gian, chân lý không bao giờ chết, lịch sử không bao giờ bỏ qua những hiện tượng phủ định, bóp chết những mầm non của tương lai; những sức sống (dù còn trứng nước) của thời đại. Cái mới bao giờ cũng có một đoạn đời đầu không suôn sẻ nhưng cái mới bao giờ cũng có một khả năng tự vận động mạnh mẽ. [12, tr.189]

Công nghệ giáo dục theo ý tưởng Hồ Ngọc Đại là một hoạt động đổi mới có tính chất cách mạng. Nó có chân lý, nó có lẽ phải tuy nó còn khập khiễng. Thái độ đúng đắn của người lãnh đạo, của tất cả chúng ta là hãy giúp

nó kê lại cho bằng, đề cho cái mới phát triển; hãy giữ đứa bé lại, chỉ hắt nước bẩn xuống ao, đừng hắt tất cả. [12, tr. 189-190]

Đứng trước vấn đề phức tạp của xã hội, nhà báo Trường Giang đã thực hiện đúng chức trách công dân của mình, đảm bảo vai trò một tổng biên tập có tầm nhìn sâu rộng. Điều này cho thấy rằng, nếu một tờ báo không có ban biên tập tốt, không có một người dẫn đường đủ tầm nhìn, thì cho dù phóng viên, biên tập viên có phát hiện ra những vấn đề bất cập thì nó cũng không được thể hiện trên mặt báo.

Ban biên tập cần tổ chức công tác tòa soạn tốt, tạo mối liên hệ mật thiết, nhanh chóng với độc giả của mình, thu hút độc giả các báo khác cùng quan tâm đến thông tin trên báo mình. Có như vậy luồng thông tin mới được luân chuyển dễ dàng từ bạn đọc đến công chúng và ngược lại, đem lại hiệu quả tương tác cao, tăng tính phản biện, tác động nhanh đến quyết sách Nhà nước về giáo dục. Biến những dự thảo về đổi mới giáo dục thể hiện trên văn bản phát huy tác dụng thực tế, khắc phục hạn chế bất cập của giáo dục tiểu học, tạo đà cho giáo dục phát triển bắt kịp với xu thế thời đại.

Ngoài ra cơ quan báo chí có chính sách hướng dẫn, đào tạo đội ngũ thiết kế báo để với những bài báo khó đọc, khô khan mang tính xã hội cao như đổi mới giáo dục tiểu học cũng được công chúng đón nhận, tiếp thu.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 104)