Nâng cao nhận thức của phóng viên trong việc sử dụng hiệu quả ngôn

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Trang 77)

ngôn ngữ trong thể loại tin

Ngôn ngữ là vũ khí đặc biệt quan trọng (thậm chí, trong nhiều trường hợp là duy nhất) của nhà báo. Đối với báo mạng điện tử, ngôn ngữ càng có ý nghĩa quan trọng hơn do đây là phương tiện chuyển tải thông tin chủ yếu. Đặc biệt, với thể loại tin là thể loại xung kích, chiếm tới 80% dung lượng tin bài được đăng tải trên các trang báo mạng điện tử thì vai trò của ngôn ngữ tin càng cần được các nhà báo quan tâm.

Tuy nhiên, hiện nay, có lẽ do các tòa soạn thường mới chỉ chú ý đến tốc độ và số lượng thông tin nên vấn đề chất lượng tin, xét về mặt ngôn ngữ, chưa được coi trọng đúng mức. Điều này cho thấy ý thức về vai trò, chức năng của ngôn ngữ viết trong chuyển tải thông tin của người làm báo điện tử còn hạn chế nhất định.

“Hiện nay, vẫn có không ít nhà báo cho rằng, nói viết thế nào không quan trọng, miễn sao công chúng hiểu được. Đây rõ ràng là một quan niệm sai lầm. ‘Hiểu được’ mới chỉ là hiểu bước đầu, ở mức sơ khai. Cần phải hiểu đầy đủ, cặn kẽ, trọn vẹn những gì nằm trong ngôn từ của nhà báo. Tư tưởng nói, viết chỉ cốt sao hiểu được chính là biểu hiện của việc xem nhẹ lao động chữ nghĩa” [3, 82].

Chính vì nhận thức chưa đúng này nên phóng viên viết bài vội vã cho xong, biên tập viên biên tập cũng vội vàng, dẫn tới việc bài báo lên trang mắc nhiều lỗi.

Vì thế, cần phải chỉ ra cho phóng viên, biên tập viên của tòa soạn các báo mạng điện tử thấy được việc mắc lỗi trong sử dụng ngôn ngữ chữ viết sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tác phẩm, làm sai lệch thông điệp truyền thông.

Cần ý thức được rằng ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải chủ yếu của nội dung tin. Vì vậy, việc sử dụng đúng, hiệu quả ngôn ngữ viêt có vai trò quyết định đối với hiệu quả truyền thông. Dùng từ sai, từ mơ hồ về nghĩa hoặc diễn đạt không rõ ràng sẽ làm cho độc giả bị rối, không hiểu ý tưởng của nhà báo, do đó, không thể tiếp nhận được thông tin, hoặc tiếp nhận thông tin sai lệch. Hiệu quả của truyền thông là việc công chúng tiếp nhận thông điệp và ứng dụng thông điệp đó vào cuộc sống, làm thay đổi hành vi của họ. Vì thế, khi công chúng tiếp nhận thông tin sai có thể kéo theo việc họ sẽ hành

động sai. Hiệu quả của hoạt động báo chí khi đó không chỉ bằng không mà có khi còn phản tác dụng, gây hậu quả tiêu cực.

Đối với báo in, khi báo đã in thì mọi lỗi đều không thể sửa chữa. Lỗi nhỏ thì tòa soạn đành phải chấp nhận, lỗi lớn thì đôi khi buộc lòng phải thu hồi báo. Lỗi trên mặt báo với giấy trắng, mực đen rất rõ ràng, độc giả báo in lại có thói quen đọc kỹ, đôi khi vừa đọc vừa nghiên cứu, ngẫm nghĩ nên các lỗi trên báo cũng dễ bị phát hiện. Báo mạng điện tử lại hoàn toàn khác. Là loại báo chí phát hành trên mạng internet, được sự hậu thuẫn của công nghệ thông tin nên báo mạng điện tử có đặc thù là dễ chỉnh sửa ngay cả khi đã lên trang. Sau khi bài báo được đăng, nếu tòa soạn phát hiện ra lỗi thì người hiệu đính (người chịu trách nhiệm phát tin bài) chỉ cần một vài thao tác nhỏ là có thể sửa lại cho đúng. Đây cũng là một trong những lý do để người làm báo mạng điện tử chủ quan, thiếu cẩn trọng hơn những người làm báo in trong việc đảm bảo độ chính xác của ngôn từ.

Thể loại tin là thể loại có tần suất xuất hiện trên báo mạng điện tử cao nhất. Vì thế, những sai sót về ngôn ngữ, từ lỗi chính tả đơn giản đến những lỗi sai trong dùng từ có thể làm sai lệch nội dung, cũng làm cho độc giả thấy phản cảm, giảm sút độ tin cậy vào thông tin của cơ quan báo chí. Khi niềm tin đó bị xói mòn tới độ nhất định, họ sẽ không đọc báo nữa. Ngày nay, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các trang báo mạng điện tử liên tục được cấp phép hoạt động nên công chúng có rất nhiều sự lựa chọn. Vì thế, giữ độc giả là một vấn đề cần được đặt ra với tòa soạn báo mạng điện tử, trong đó, việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng.

Ý thức được những điều trên, người làm báo mạng điện tử sẽ chú ý hơn nữa tới việc dùng từ, đặt câu, sử dụng từng dấu chấm câu cho phù hợp, nhằm

chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, trọn vẹn, chính xác, dễ hiểu đến công chúng.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)