Đặc điểm về dung lượng từ ngữ, cấu trúc của sapô

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Trang 61)

Khảo sát 745 sapô của thể loại tin trên hai báo mạng điện tử Vietnamnet và Vnexpress, chúng tôi nhận thấy, dung lượng trung bình mỗi sapô của thể loại tin là 30,7 tiếng. Trong khi đó, dung lượng sapô trung bình của bài trên báo mạng điện tử dài hơn, lên đến 45,2 tiếng.

Về cấu trúc, phổ biến nhất trong các sapô là cấu trúc một câu ghép, câu nhiều mệnh đề. Có sapô tách làm hai câu, tuy nhiên, tỷ lệ này không nhiều. Điều này do vai trò, chức năng của sapô quy định. Sapô của tin trên báo mạng điện tử phải có tính độc lập cao, phải tóm lược được thông tin hoặc chuyển tải những thông tin hấp dẫn nhất. Trong khi dung lượng từ ngữ lại hết sức hạn chế thì việc dùng một câu ghép là lựa chọn hợp lý vì đương nhiên nó sẽ ngắn hơn là tách thành nhiều câu đơn.

Về ngôn ngữ, sapô có sự xuất hiện tần suất cao của những từ ngữ chỉ thời gian. Tính thời sự của thông tin là lý do cơ bản để công chúng đọc báo. Vì thế, người làm báo cần cho độc giả thấy sự mới, nóng của tin tức ngay từ đầu thông qua các từ ngữ chỉ thời gian. Do dung lượng tít rất hạn chế nên các từ ngữ này thường được đặt ở sapô vì sau khi đọc tít, người đọc sẽ lướt mắt đến sapô.

Giống như tít, ở sapô, ngôn ngữ thông tin, thông báo vẫn chiếm vai trò chủ đạo.

Nhận xét về sapô thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam

Nói tóm lại, qua các khảo sát, nghiên cứu trên về sapô thể loại tin trên các báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, có thể rút ra các kết luận sau:

- Sapô của tin là một đặc trưng riêng có của báo mạng điện tử.

- Sapô thường đảm nhiệm luôn vai trò của shortlead, nghĩa là được đưa ra trang ngoài cùng với tít, khi không có sự đồng hiện của phần text. Do đó, sapô có tính độc lập cao, là một thành tố quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho độc giả, đồng thời mời gọi độc giả đọc tiếp phần nội dung chính của tin.

- Sapô thể loại tin thể hiện rõ nhất tính thời sự của loại hình báo chí này thông qua hệ thống từ ngữ chỉ thời gian phong phú, nhiều cấp độ.

- Sapô thể loại tin có hai dạng chủ yếu là sapô tóm lược thông tin và sapô miêu tả hoặc tường thuật một phần sự kiện. Nhìn ở góc độ khái quát hơn, cả hai loại sapô này đều thông tin sự kiện, chỉ khác nhau dung lượng và góc độ, khác với sapô ở các bài viết dài thường mang tính gợi mở, dẫn dắt vấn đề.

- Do thực hiện chức năng thông tin nên sapô của thể loại tin cũng ngắn gọn, cô đọng, ngôn ngữ mang tính thông báo tổng quan (đối với loại sapô tóm lược) hoặc chi tiết (với sapô miêu tả) nên dung lượng sapô của tin ngắn hơn

so với sapô mang tính dẫn dắt vấn đề của thể loại bài dù cùng trên báo mạng điện tử.

2.3. Ngôn ngữ text

Text chính là phần văn bản làm nên nội dung chính, chi tiết của tin, là nơi cung cấp cho độc giả thông tin trọn vẹn, đầy đủ nhất so với tít và sapô. Phần văn bản này còn được gọi là phần chính văn. Tuy nhiên, trong luận văn này, để tạo sự thống nhất với các khái niệm tít, sapô đã dùng ở phần trên, chúng tôi dùng thuật ngữ text.

2.3.1. Ngôn ngữ text mang tính thông báo

Thông báo là đặc trưng của ngôn ngữ thể loại tin nói chung. Và với tin báo mạng điện tử, điều này càng được thể hiện rõ hơn.

Nếu trong tít, chúng ta thấy có sự xuất hiện của ngôn ngữ biểu cảm, các thành tố phụ trong câu làm thông tin hấp dẫn thì trong phần text, các yếu tố này ít xuất hiện. Ngôn ngữ chủ yếu trong phần text là ngôn ngữ thông tin thuần túy về sự việc được diễn ra, không có các yếu tố bình luận hay dẫn dắt, biểu cảm.

Ví dụ: Tin trên Vnexpress ngày 1/3/2010:

Phó giám đốc Sở Công thương bị bắt giam vì đánh bạc

Hai ngày sau khi bắt quả tang Phó giám đốc Sở công thương Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Bình đánh bạc cùng 3 người khác, ngày 1/3 cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam những trường hợp này.

Cả 4 người cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Chiều 1/3 trao đổi với VnExpress.net, ông Trịnh Đình Dũng (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc) cho biết đã nhận được báo cáo về vụ việc và sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Theo cơ quan điều tra, ngày 27/2, cảnh sát ập vào nhà riêng của ông Đỗ Văn Thành (Phó giám đốc Công ty Môi trường và Đô thị thị xã Phúc Yên, ở phường Trưng Trắc) bắt quả tang 4 con bạc đang sát phạt nhau bằng hình thức chơi bài lá ăn tiền.

Cảnh sát làm rõ, 4 người trên chiếu bạc gồm ông Bình, ông Thành cùng em trai Đỗ Văn Hùng và Nguyễn Văn Đính. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu trên 70 triệu đồng

Cơ quan điều tra cho biết, ông Đính từng bị phạt tù (cho hưởng án treo) về hành vi đánh bạc.

2.3.2. Ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử ngắn gọn.

Một điểm dễ nhận thấy là ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử rất ngắn gọn. Dung lượng câu của tin trên báo mạng điện tử theo khảo sát của chúng tôi, trung bình mỗi câu có 27 tiếng, ngắn hơn rất nhiều so với dung lượng câu của tin trên báo in (trung bình mỗi câu có khoảng 39,6 tiếng).

2.3.3. Cấu trúc tin rành mạch, dễ tiếp nhận

Sự rõ ràng, rành mạch, dễ tiếp nhận trong cấu trúc tin trên báo mạng điện tử được thể hiện ở nhiều yếu tố: cấu trúc câu đơn giản, phân đoạn tối đa, giữa các đoạn có khoảng trống lớn, cấu trúc tin theo hình tháp ngược.

2.3.3.1. Sử dụng nhiều câu đơn

Điều này được thể hiện trước hết ở việc các tin dùng nhiều câu đơn. Câu đơn được dùng tối đa trong các tin và chiếm số lượng áp đảo. Câu ghép thường là những câu chỉ sự liên tiếp của hành động hay câu ghép chính phụ, khó có thể tách ra thành câu đơn.

Ví dụ: Tin trên Vnexpress ngày 12/3/2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọi người nhanh chóng đưa em vào bệnh viện cấp cứu. Nhân chứng cho biết, nạn nhân là con của chị bán nước tại đây và đang mắc bệnh tim chờ những tấm lòng nhân đạo để cứu chữa.

Tại hiện trường, chiếc taxi 7 chỗ của Vinasun ủi nát quán cơm và quán nước vỉa hè, cày bẹp đầu xe máy Attila. Bánh sau taxi cán bẹp một xe đạp. Cách đó vài mét, ở giữa ngã tư Trương Định - Nguyễn Du chiếc taxi 4 chỗ khác cũng của hãng này bị hư hỏng ở đầu.

Theo người dân, chiếc taxi 7 chỗ chạy trên đường Nguyễn Du hướng về Cách Mạng Tháng Tám. Khi đến giao lộ Trương Định, bất chấp đèn chuyển sang đỏ, tài xế nhấn ga vượt qua. Cùng lúc đó, một taxi 4 chỗ chạy trên đường Trương Định hướng về qua công viên Tao Đàn cũng vượt qua. Hai xe húc vào nhau và chiếc 7 chỗ đã lao vào quán cơm và quán nước.

"Taxi đã húc bay chiếc xe Attila đang đậu dưới vỉa hè. Vài vị khách đang ăn thấy vậy tháo chạy. Cháu gái đang đứng phía trong nên đã bị hất văng. Tôi và mẹ cháu may mắn chỉ bị xây xát. Tài xế taxi không bị gì", chị bán cơm kể.

Cảnh sát giao thông quận 1 đã lập biên bản xử lý

Tin trên gồm 15 câu, gồm có 10 câu đơn, 5 câu ghép. Việc sử dụng các câu đơn làm cho thông tin được chuyển tải rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, giúp độc giả dễ tiếp nhận thông tin.

2.3.3.2. Tách đoạn tối đa và tạo khoảng trống giữa các đoạn

Ngoài cấu trúc câu đơn đơn giản, việc phân đoạn ngắn của tin trên báo mạng điện tử cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc khi tiếp nhận thông

tin, phù hợp với đặc thù của loại hình báo chí này là đọc trên màn hình máy tính.

Trong khi một tin trên báo in thường được gộp vào thành một đoạn thì tin trên báo mạng điện tử bao giờ cũng được tách thành nhiều đoạn. Mỗi đoạn chỉ từ một đến hai câu.

Ví dụ, tin trên Vietnamnet ngày 30/5/2010:

Nâng quân hàm cho 3 chiến sĩ bị bắn trọng thương

Theo đó, Đại úy Nguyễn Đức Cường được phong bậc thiếu tá và đề bạt làm phó Phòng PC17, trung úy Cao Đức Long được phong bậc thượng úy, thượng sĩ Lê Viết Hùng phong bậc trung úy.

Ngoài ra, thiếu tá Nguyễn Đức Cường cũng được Công an Nghệ An đề nghị phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Rạng sáng ngày 26/5, 3 chiến sĩ này đều có mặt trong chuyên án truy bắt 3 đối tượng vận chuyển ma túy khối lượng lớn từ Lào về Việt Nam. Trong lúc làm nhiệm vụ, ngăn tội phạm trốn thoát, cả ba đã bị bắn trọng thương.

Sau đó, 3 đối tượng Lầu Vả Rùa (42 tuổi, quốc tịch Lào), Lầu Bá Xông (34 tuổi, Kỳ Sơn, Nghệ An) và Kha Thị Huệ (Tương Dương, Nghệ An) đã bị tóm gọn. Qua khám xét, công an thu được 2 bánh heroin và một quả lựu đạn.

Việc truy bắt được 3 đối tượng trong chuyên án này đã giúp lực lượng công an PC17 chặn đứng được một lượng lớn heroin tràn vào Việt Nam.

Tin chỉ có 189 tiếng với 6 câu nhưng được tách thành 5 đoạn nhỏ, trong đó tới 4 đoạn chỉ có một câu.

Không chỉ tách đoạn tối đa, giữa các đoạn còn có khoảng trống rộng, nhằm làm thoáng tin, giúp độc giả đỡ mỏi mắt.

2.3.3.3. Cấu trúc tin theo hình tháp ngược

Một yếu tố quan trọng khác là cấu trúc tin. Cấu trúc chủ yếu của thể loại tin là theo hình tháp ngược, nghĩa là thông tin quan trọng nhất được đưa lên đầu tiên, tiếp đó là các thông tin kém quan trọng hơn.

Cấu trúc tin trên báo mạng điện tử cũng tuân thủ nguyên tắc này, thậm chí còn áp dụng triệt để hơn. Điều này thể hiện ở chỗ đỉnh tháp trong tin báo giấy ở câu đầu của tin, còn đỉnh tháp trong tin báo mạng điện tử là tít, tầng tiếp theo là sapô, rồi đến các đoạn. Do tít và sapô trên báo mạng điện tử có tính độc lập cao, phải đóng vai trò là một tin ngắn đặc biệt nên chỉ cần đọc tít, hoặc tít và sapô, người đọc đã có thể nắm được nội dung chính. Vì thế, trong trường hợp bận rộn, họ có thể chỉ cần đọc tít, tít và sapô hoặc nếu rảnh rỗi hơn, đọc thêm một vài đoạn của tin chứ không nhất thiết phải đọc trọn vẹn tin.

2.3.4. Ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử có nhiều thông tin nền

Thông tin nền… hay còn gọi là thông tin backgound là những thông tin phụ, có liên quan tới nhân vật, sự vật, sự việc được phản ánh trong tin. Nhìn chung, nội dung của các thông tin nền rất đa dạng, có thể là cung cấp cho bạn đọc thông tin về tiến trình sự việc hoặc các sự kiện tương tự đã diễn ra trước đó… Một tin, có thể có nhiều hướng triển khai thông tin nền. Chẳng hạn, khi đăng tin về khởi công một cây cầu giây văng, người ta có thể bổ sung thông tin về những cây cầu giây văng đã được xây dựng trước đó, hoặc nêu những khó khăn của người dân trước khi có cầu, hoặc thông tin về tiến độ của kế hoạch xây dựng cầu, hoặc có thể là thông tin giới thiệu về đơn vị trúng thầu thi công.

Phần nội dung thông tin này thường xuyên xuất hiện trên tin của báo mạng điện tử, nhằm làm dày dặn tin, giúp cho độc giả có thêm thông tin liên quan tới nhân vật hay vấn đề được nêu trong tin. Do chỉ là thông tin bổ sung, kém quan trọng hơn nên theo đúng quy tắc cấu trúc hình tháp ngược, thông tin nền luôn nằm vị trí cuối cùng của tin.

Ví dụ 1: Đưa tin về việc người dân và 5 chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắk bị cuốn trôi trên dòng sông Serepok, ngoài các thông tin chính liên quan tới sự kiện như tên tuổi người bị hại, cảnh huống…, Vietnamnet có thêm một đoạn ngắn về đặc điểm sông: “Được biết, khu vực sông gần thủ điện Serepok có mực nước khá sâu, dòng chảy mạnh, xuất hiện nhiều xoáy nước. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành chặn dòng” (Cứu vớt người, 5 chiến sĩ bị sông Serepok “nuốt chửng”, Vietnamnet ngày 7/5/2010).

Ví dụ 2: Trong tin “Suýt chết vì ‘bổ dương’ bằng mật cá trắm” trên Vnexpress ngày 1/3/2010, đoạn cuối của tin là phần phụ chú về mật cá trắm:

“Cũng theo bác sĩ, trong mật cá trắm có chứa chất độc gây suy gan, thận cấp và ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa. Trường hợp nhẹ thì bệnh nhân chỉ đau bụng, nôn, đại tiện lỏng nhưng tiểu tiện bình thường, nặng thì không có nước tiểu, phù to, hôn mê và thậm chí tử vong”.

Thông tin nền có thể nhằm giúp cho độc giả hình dung rõ hơn về cảnh huống sự việc hoặc cung cấp thêm thông tin về một trong các yếu tố liên quan. Chẳng hạn, đưa tin về một công nhân tử nạn khi thi công, ở cuối tin, Vnexpress giới thiệu qua vài nét về công trình, nơi diễn ra sự cố: “Tòa nhà Công ty TNHH khách sạn Hà Nội Plaza gồm 28 tầng và 2 tầng hầm, với nhiều khối nhà, rộng khoảng 1.000 m2, do 5 đơn vị thi công, thuộc tập đoàn Charmvit – Hàn Quốc đầu tư, đang trong giai đoạn hoàn thiện với hàng trăm công nhân thi công” (Một công nhân rơi từ tầng 16, Vnexpress ngày 9/3/2010).

2.3.5. Tin báo mạng điện tử có dung lượng khá lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một điểm có vẻ khá mâu thuẫn là ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử ngắn gọn, dung lượng câu ngắn hơn rất nhiều so với câu của tin trên báo in, nhưng dung lượng tin của báo mạng điện tử lại dài hơn so với tin báo in.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trung bình, một tin của báo mạng điện tử có 364,7 tiếng, trong khi số lượng này ở báo in là 210.

Nguyên nhân dẫn đến việc tin báo mạng điện tử thường dài hơn tin trên báo in chính là từ lợi thế của báo điện tử: sự không hạn chế về diện tích trong khi báo in lại rất eo hẹp về số trang.

Điều này dẫn tới hai vấn đề. Thứ nhất, như trên đã phân tích, tin trên báo mạng điện tử thường có thông tin nền bổ sung cho thông tin chính. Tuy nhiên, do thông tin này không quá quan trọng nên trên báo in thường bị cắt để dành diện tích cho các tin khác.

Thứ hai, tin trên báo điện tử thường chi tiết, cụ thể hơn tin báo in. Tin báo in, tùy vào diện tích ô báo dành cho tin, thường chỉ giữ lại các thông tin chính yếu nhất. Tin trên báo mạng điện tử, do diện tích rộng, thường nêu đầy đủ các chi tiết liên quan.

Ví dụ, so sánh hai tin cùng đăng tải về vụ nổ tại Tổng Công ty Mía đường II trên hai báo Tuổi trẻ TP.HCM ngày 7/5 và Vietnamnet ngày 6/5:

Tin trên Tuổi trẻ TP.HCM:

Nổ ở Công ty Mía đường II, một người bị thương

Vụ nổ xảy ra khoảng 17h ngày 6/5 tại Tổng Công ty này (34-35 Bến Vân Đồn, P.12, Q.4, TP HCM) trong lúc một công nhân đang sửa chữa các bình CO2 tại nhà khiến ông này bị thương và gục tại chỗ. Sau khi dập tắt đám cháy do vụ nổ, những công nhân có mặt và công an phường đã đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.

Tin trên Vietnamnet:

TP.HCM: Nổ kinh hoàng tại Tổng công ty Mía đường II

Một tiếng nổ kinh hoàng bất ngờ vang lên từ bên trong khuôn viên Tổng công ty mía đường II (34 – 35 Bến Vân Đồn, P.12 Q.4 TP.HCM), vào

lúc 17h ngày 6/5. Ngay sau đó, cột khói đen kèm lửa ngọn bốc lên cuồn cuộn

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Trang 61)