Mục tiêu duy trì sự phát triển của tự động hoá

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 28)

Đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nhu cầu về mạng internet và điện tử trên toàn cầu phát triển mạnh, đặc biệt là ngành bán dẫn, điện tử và ngành thiết bị điện. Việc thiết lập hệ thống số hoá công nghệ cao, B2B (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) là yếu tố tiên quyết để tạo ưu thế cạnh tranh của một công ty trên thị trường. Lúc này, để đáp ứng nhu cầu của thời đại thông tin, tự động hoá càng cần phải tăng tốc hướng đến phát triển chính xác hoá, chi tiết hoá, hiệu quả hoá, internet hoá, điện tử hoá và trí tuệ hoá.

Kỹ thuật tự động hoá đã có ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền sản xuất Đài Loan. Để tiếp tục những kết quả của hai kế hoạch trước, cuối năm 1999, Đài Loan đã đưa ra kế hoạch lần thứ ba là 5 năm 6 tháng được thực hiện từ đầu năm 2000 đến giữa năm 2005 với tên gọi “tự động hoá và điện tử hoá nền sản xuất”.

Cho đến nay, xu hướng phát triển kỹ thuật tự động hoá của Đài Loan vẫn coi yêu ứng dụng của ngành công nghiệp chế tạo là tiêu chí chủ đạo. Đài Loan căn cứ vào nhu cầu sử dụng để chia tự động hoá thành: tự động hoá thiết kế, gia công chế tạo có máy tính hỗ trợ, tự động lắp ráp, tự động kiểm nghiệm, tự động đóng gói, tự động nhập, rút nguyên liệu, tự động bảo dưỡng, tự động lưu kho, tự động chuyển hàng và hệ thống dây chuyền tự động toàn

nhà máy, kết hợp sản xuất với vận hành quản lý. Các chức năng kể trên đã được hoàn thiện, sự phát triển kỹ thuật phải đảm bảo tính liên hoàn, tổng hợp, chi tiết và chính xác hoá.

Ngoài những ngành công nghệ cao đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, các nhà sản xuất Đài Loan đã chuẩn bị cơ sở và thực lực cạnh tranh cho những thiết bị tự động hoá đơn lẻ và hệ thống tự động hoá cục bộ, đặc biệt là các hệ thống tự động hoá có liên quan đến dây chuyền chế tạo và hệ thống kho hàng. Tiếp đến là hệ thống dây chuyền sản xuất toàn nhà máy như: hệ thống quản lý thông tin vận hành toàn nhà máy (MES) và hệ thống chỉnh hợp toàn bộ các máy, trình tự chế tạo, dây chuyền chuyển kho, dây chuyền quản lý kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm...Với sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Đài Loan, các cơ quan nghiên cứu như Viện cơ khí, Trung tâm kim loại đã đưa ra các dự án thực hiện và cơ sở lý luận từng bước thiết lập phương thức hợp tác, ứng dụng kỹ thuật kết hợp sản xuất với học tập và nghiên cứu.

Các ngành sản xuất Đài Loan đã dần bước đến tự động hoá hoàn toàn thay thế

phương pháp sản xuất truyền thống tự trước khi kế hoạch tự động hoá ra đời

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)