Nghiên cứu gắn với sản xuất

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 90)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.3.3 Nghiên cứu gắn với sản xuất

Tháo gỡ, khắc phục những tồn tại và khó khăn trước mắt vốn không phải là việc làm dễ dàng, đã đành có nhiều cái khó: khó về nguồn lực, khó về vốn, về phương tiện kỹ thuật...Nhưng nếu không tìm cách khắc phục khó khăn thì ngành tự động hoá của chúng ta sẽ không thể bắt kịp vào nhịp sống công nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới. Những năm gần đây, nhiều cơ quan chức năng đã thực sự vào cuộc. Nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn đã được đưa ra thảo luận và thực thi. Nhưng điều cần làm và phải làm ngay là việc đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Đã đến lúc cần phải đổi mới hơn nữa phương pháp giảng dạy ở các trường đại học trong lĩnh vực tự động hoá, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, hợp lý giữa kiến thức

chuyên sâu và kiến thức cơ bản, khuyến khích sinh viên nghiên cứu, tạo cầu nối giữa sinh viên và các doanh nghiệp... Để làm được điều này, ngành tự động hoá cần có sự quan tâm hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng, đặc biệt từ chính các doanh nghiệp. Ở đa số các nước và khu vực tiên tiến như Đài Loan, các doanh nghiệp đã trực tiếp bỏ vốn và tham gia quá trình đào tạo nhân lực. Đây chính là một bài học thực tiễn để ngành tự động hoá và các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam rút kinh nghiệm và học tập. Không ít các trường hợp nhiều kỹ sư có những đề tài khoa học mang tính ứng dụng cao, song không thể thực hiện được vì không có kinh phí. Tự động hoá Việt Nam đang rất cần những nhà đầu tư có đủ lực và sự tâm huyết với ngành. Hơn nữa, chúng ta cần có một tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp. Việt Nam cần nhanh chóng ban hành chiến lược phát triển tự động hoá, tạo điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế và hỗ trợ nghiên cứu trong nước. Theo GS. TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh- Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Khoa học công nghệ Nhà nước về tự động hoá: mục tiêu của ngành đến 2010 là đưa nhanh các thành tựu nghiên cứu vào sản xuất, tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo các hệ thống tự động hoá quy mô nhỏ và vừa; xây dựng một số cơ sở cho tự động hoá (chẳng hạn một vài nhà máy sản xuất linh kiện đặc chủng để Việt Nam có thể chủ động trong phát triển mà không cần nhập từ nước ngoài); đào tạo nhanh cán bộ cho lĩnh vực này, thay vì chỉ trông chờ vào hệ thống đào tạo đại học, trung học dài ngày như hiện nay, để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới; xây dựng một số trung tâm nghiên cứu đủ mạnh để có thể chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm đến việc quy hoạch xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường đào tạo nghề gần các khu công nghiệp và khu công

nghệ cao, có như vậy sinh viên hay người thợ của ta mới được thực hành, tiếp xúc với công việc thực tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng tiếp xúc được với những lý luận, công nghệ mới phát triển.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)