Chính sách đổi mới thiết bị sản xuất

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 46)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

2.1.4 Chính sách đổi mới thiết bị sản xuất

Trước tình hình công nghệ thông tin thay đổi hàng ngày trên thế giới, các nhà sản xuất cũng phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, chủng loại sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bởi vậy, họ luôn luôn phải nghiên cứu đổi mới thiết bị để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong thời đại hiện nay. Ở Đài Loan, nếu so trong cùng thời điểm thì chi phí dành cho nghiên cứu đổi mới thiết bị kém hơn các quốc gia phát triển, hơn nữa ở đây doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ hơn 95%. Các doanh nghiệp này tiềm

lực tài chính không mạnh nên nhu cầu đổi mới thiết bị phát triển phù hợp với nhu cầu của thị trường là một thách thức lớn. Bởi vậy, chính quyền Đài Loan đã đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để họ có không gian phát triển thiết bị và sản phẩm mới, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường bản địa và quốc tế.

Bằng nhiều biện pháp, chính quyền Đài Loan khuyến khích, ủng hộ doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, đổi mới thiết bị. Một trong những phương pháp đó là cấp tiền cho các tập đoàn tài chính, trung tâm nghiên cứu học thuật để họ nghiên cứu thiết bị chuyển giao lại cho doanh nghiệp ứng dụng. Nhưng phương pháp này vẫn còn một số hạn chế do kết quả nghiên cứu cho ra sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của nhà sản xuất, thiết bị đưa ra không theo nổi sự phát triển của thị trường, không được doanh nghiệp đón nhận. Tiến thêm một bước, năm 1983 chính quyền Đài Loan đưa ra “Biện pháp đào tạo khai thác sản phẩm mới có tính chủ đạo” và “Biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân khai thác sản phẩm công nghiệp mới” nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thiết bị và sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của bản thân và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Để giảm rủi ro cho họ, chính quyền Đài Loan đã căn cứ theo từng dự án, từng công nghệ cung cấp chi phí và các khoản hỗ trợ chi phí để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân mua sắm thiết bị tự động hoá.

Chính quyền Đài Loan hỗ trợ 50% chí phí khai thác sản phẩm mới có tính chủ đạo và khai thác sản phẩm công nghiệp mới, sau khi nghiên cứu xong doanh nghiệp được trả theo nhiều kỳ hạn. Doanh nghiệp xin phê duyệt hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm mới có tính chủ đạo phải nằm trong 10 ngành công nghệ cao mới phát triển bao gồm: viễn thông; công nghệ thông tin; điện tử gia

dụng; hàng không; thiết bị y tế chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; thiết bị môi trường; thiết bị vật liệu công nghệ bán dẫn; thiết bị hoá chất chuyên dụng và nguyên liệu làm thuốc; thiết bị cơ khí chính xác; và tự động hoá. Đồng thời kỹ thuật then chốt của sản phẩm phải vượt qua tiêu chuẩn kỹ thuật hiện có của Đài Loan, hiệu quả của sản phẩm cao, tiềm năng thị trường lớn, có thể kéo theo việc khai thác các sản phẩm liên quan.

Trong chính sách đổi mới, chính quyền Đài Loan đưa ra khoản hỗ trợ không vượt quá 50% là khoản có tính chất viện trợ, khi việc nghiên cứu thất bại, nếu như hồ sơ minh bạch thì các doanh nghiệp không phải trả khoản này. Ngoài ra, khoản vay cũng không được vượt quá 50%, bao gồm: chi phí nhân công cho người nghiên cứu; chi phí nguyên liệu, chi phí hao mòn nguyên liệu và thiết bị; chi phí thử nghiệm thiết bị và phí bảo dưỡng; chi phí chuyển giao công nghệ, lãi suất thấp và được trả thành nhiều kỳ. Ngoài ra, Đài Loan còn quy định khoản hỗ trợ và khoản phối hợp cộng lại không vượt quá 50% tổng chi phí nghiên cứu. Theo “Biện pháp khai thác sản phẩm mới có tính chủ đạo”, các doanh nghiệp đều được nhận và hai khoản hỗ trợ và cho vay, riêng “Biện pháp khai thác sản phẩm công nghiệp mới” Đài Loan chỉ cấp cho doanh nghiệp khoản vay với chi phí không vượt quá 50% tổng chi phí nghiên cứu.

Đối tượng nhận ưu đãi gồm tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo Luật của Đài Loan, có năng lực tài chính và kế toán kiện toàn, có bộ phận nghiên cứu đặt tại Đài Loan, có năng lực nghiên cứu và tiêu thụ sản phẩm và có thị trường tiềm năng lớn.

Chính sách này đã khuyến khích doanh nghiệp tư nhân khai thác sản phẩm công nghiệp mới tập trung vào những ngành nghề kỹ thuật có vai trò quan

trọng trong phát triển công nghiệp, có tính sáng chế hoặc có đặc thù riêng, trong giai đoạn ngắn có thể phát triển, đồng thời hiệu quả cao, tiềm năng thị trường lớn, có thể kéo theo việc khai thác các sản phẩm liên quan.

Chính sách đổi mới thiết bị đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp muốn đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm nhưng e ngại rủi ro cao gây trở ngại cho họ. Bởi vậy, chính quyền Đài Loan đã đưa ra điều kiện xin phép không phụ thuộc vào vốn của dự án cũng như vốn đầu tư của doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể xin phê duyệt. Đồng thời, chính quyền hỗ trợ vốn và cung cấp sản phẩm với giá thành thấp để doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí nghiên cứu. Ngoài ra, chính quyền Đài Loan không quy định hạn chế số lần xin duyệt vốn hỗ trợ nhưng mỗi năm đều phê duyệt khoản chi phí (phí hỗ trợ và khoản vay) không vượt quá 10% doanh thu của doanh nghiệp. Đối với những công ty mới chưa có doanh thu thì chi phí hỗ trợ và các khoản vay không vượt quá 30% tổng số vốn Điều lệ của công ty. Đặc biệt trong chính sách khai thác thiết bị, chính quyền Đài Loan đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian sử dụng vốn dài, chia các khoản vay thành từng giai đoạn để thanh toán với lãi suất thấp để doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển, không phải lo nhiều đến sức ép phải trả nợ hay lãi kinh doanh không đủ để trả lãi ngân hàng.

Trong 6 năm từ 1992 đến hết 1997, chính quyền Đài Loan đã có 46 dự án hỗ trợ doanh nghiệp, với số tiền 2,127 tỷ NT (tham khảo bảng 2.4):

Bảng 2.4: Kết quả thực hiện chính sách đổi mới thiết bị

Đơn vị: Triệu NT

cộng

Số dự án 6 7 5 10 7 7 46

Khoản duyệt bổ sung 148 140 61 149 95 83 719 Khoản duyệt phối hợp 157 141 62 154 96 83 736

Nhà máy tự thu 105 101 47 116 85 98 672

Tổng chi phí 410 382 170 419 286 264 2127

Nguồn: Cục công nghiệp Bộ Kinh tế- Niên giám phát triển công nghiệp năm 1997- tr 1030.

Bước vào giai đoạn ba của công cuộc phát triển tự động hoá với kế hoạch “tự động hoá và điện tử hoá nền sản xuất”, chính quyền Đài Loan thông qua cơ cấu ngành dịch vụ tự động hoá tiếp tục khuyến khích các nhà sản xuất mua sắm thay đổi thiết bị và công nghệ. Các trung tâm nghiên cứu thiết bị và công nghệ mới chuyển giao kết quả nghiên cứu cho ngành dịch vụ tự động hoá để cung cấp thiết bị tự động hoá cho doanh nghiệp trong ngành sản xuất thông thường và ngành sản xuất trọng điểm. Ngoài ra, ở giai đoạn này để đảm bảo những ưu đãi được phát huy hết ưu thế của nó, ưu đãi của chính quyền Đài Loan cho doanh nghiệp đều dựa trên danh sách những doanh nghiệp đã tham gia các khoá đào tạo về nhân lực, nâng cao kỹ thuật…đồng thời đưa những doanh nghiệp đã thông qua quá trình đào tạo và nhận ưu đãi của chính quyền trở thành những doanh nghiệp điển hình trong quá trình phát triển kinh tế của Đài Loan.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)