Ngành công nghiệp kỹ thuật cao dần thay thế cho ngành tập trung nhiều lao động

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 64)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

2.3.1 Ngành công nghiệp kỹ thuật cao dần thay thế cho ngành tập trung nhiều lao động

trung nhiều lao động

Dưới áp lực của giá đất và giá nhân công lao động ngày một cao, các ngành sản xuất truyền thống dần dần mất ưu thế. Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước, nền sản xuất Đài Loan đã dần chuyển từ sản xuất tập trung lao động sang nền sản xuất kỹ thuật cao. Dưới sự thúc đẩy tích cực của chính quyền Đài Loan, năm 2001 ngành kỹ thuật cao chiếm 48% trong toàn bộ nền sản xuất, đây là con số tăng rõ rệt so với năm 1991 là 24%. Ngược lại, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động giảm từ 31% năm 1991 còn 19% năm 2001 [23, tr:85].

Đồng thời tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghệ kỹ thuật cao cũng tăng hơn hẳn so với ngành khác, từ 24% năm 1989 tăng lên 44% năm 2001, tỷ trọng xuất khẩu của các ngành sản xuất truyền thống cũng giảm hẳn từ, 37%

năm 1989 còn 15% năm 2001. Từ những con số trên có thể thấy kết cấu nền sản xuất Đài Loan đã được điều chỉnh từ những ngành sản xuất truyền thống dựa vào số đông lao động sang những ngành sản xuất công nghệ cao.

Với những thành tựu phát triển sản xuất như vậy, kinh tế Đài Loan không chỉ phát triển mạnh mẽ trong khu vực mà đã vươn ra trên thương trường quốc tế với nhiều sản phẩm đứng hàng đầu trong thị trường thế giới. Trong đó, trước hết phải kể đến máy tính xách tay, cho đến năm 2007 giá trị sản lượng đạt 8 tỷ NT, chiếm 56% tổng số máy tính trên toàn thế giới và sản lượng trung bình hàng năm đạt khoảng 1.960.000 chiếc. Tiếp đến là màn hình LCD với giá trị sản xuất đạt đến 19,7 tỷ NT, chiếm 59% thị phần trên thế giới, sản lượng đạt 254 000 chiếc/năm, chiếm 60% số lượng trên toàn thế giới. Đầu đĩa DVD của Đài Loan sản xuất cũng chiếm 40% thị phần thế giới. Ngoài ra, Đài Loan còn đứng đầu thế giới trong nhiều mặt hàng điện tử khác như bảng mạch IC, chất bản dẫn, đĩa DVD.

Có thể thấy, trải qua những giai đoạn dài phát triển, công cuộc tự động hoá của Đài Loan đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nền sản xuất Đài Loan đã đứng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản lượng các sản phẩm điện tử. Có được những thành tựu đó ngoài sự cố gắng của bản thân nhà sản xuất, không thể không kể đến sự góp mặt của kỹ thuật tự động hoá. Nói cách khác, nếu tự động hoá của Đài Loan không phát triển mạnh mẽ thì các ngành nghề không thể đạt được những thành tựu cao, sản xuất ra hàng loạt sản phẩm với số lượng và chất lượng đảm bảo để đứng đầu thị phần thế giới như hiện nay.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)