Mục tiêu chiến lược của “Chính sách tự động hoá”

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 69)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.1.1.2 Mục tiêu chiến lược của “Chính sách tự động hoá”

Chính quyền Đài Loan thúc đẩy chính sách tự động hóa công nghiệp tựu chung lại là đầu tư hỗ trợ trên ba phương diện: hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nhân lực. Đồng thời, thúc đẩy nhu cầu của doanh nghiệp trên ba phương diện: mong muốn đưa tự động hóa vào sản xuất, nâng cao năng lực thực hiện tự động hóa và hiểu biết về tự động hóa của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chính quyền Đài Loan lựa chọn các chính sách thực hiện như: cung cấp, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực, hướng dẫn đào tạo, nhằm đạt được các mục tiêu nâng cấp, phát triển tổng thể của nền sản xuất, giảm giá thành sản xuất và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Những chính sách này được áp dụng tại Đài Loan từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhằm thúc đẩy tự động hóa sản xuất, dùng nguồn lực nội địa ban đầu hỗ trợ cho các đơn vị nghiên cứu kỹ thuật cho ngành công nghiệp tự động hóa. Sau đó, dùng kỹ thuật này vận dụng các phương pháp chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật và phương thức khác để chuyển giao cho doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy triển khai sản xuất tự động hóa và nâng cao lý luận về tự động hóa.

Chính quyền Đài Loan mong muốn các doanh nghiệp có thể áp dụng bổ sung, hỗ trợ phát triển những ưu điểm của ngành tự động hoá, tạo nền tảng

cho nền sản xuất, quản lý kinh doanh đi đến hiện đại hoá, công nghiệp hoá và vi tính hoá tạo nên bước đột phá cho nền sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế và giải quyết những khó khăn căn bản của doanh nghiệp là thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu nhân lực.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)