b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba
2.2.2 Tỷ lệ hiểu biết, áp dụng chính sách ưu đãi của các doanh nghiệp Đài Loan
nghiệp Đài Loan
Báo cáo kết quả điều tra các doanh nghiệp tự động hoá cho thấy rõ trong các chính sách ưu đãi mà chính quyền Đài Loan đưa ra nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đưa tự động hoá vào sản xuất thì chính sách được các doanh nghiệp nắm vững nhất là chính sách ưu đãi về thuế (Tham khảo bảng 2.8), tiếp theo là chính sách ưu đãi tài chính và đào tạo nhân lực, có đến 60% các doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng được chính sách này. Ngoài ra, trên hai phương diện phát triển kỹ thuật và khai thác thiết bị thì tình hình hiểu biết và nắm bắt của doanh nghiệp không được lý tưởng.
Bảng 2.8: Tình hình doanh nghiệp Đài Loan nắm bắt những chính sách ưu đãi của chính quyền
Đơn vị: % Năm Chính sách Năm 1994 Năm 1996 Biết Không biết
Biết Không biết
Chính sách ưu đãi thuế 79,09 20,91 85,98 14,02
Chính sách tài chính 70,4 27,6 75,55 24,45
Chính sách phát triển kỹ thuật 45,68 54,32 54,49 45,51 Chính sách khai thác thiết bị 39,88 60,12 46,27 53,73
Chính sách đào tạo nhân lực 66,27 33,73 60,53 39,47
Nguồn: Ngô Vĩnh Mạnh, Hoàng Kiến Sâm, Dương Nghĩa Long, Hoài Kim Hà (1997) Chính sách kinh tế
Trong lần điều tra năm 1994, các nhà phân tích đã phát hiện có khoảng 60% doanh nghiệp đã mua sắm phần cứng, phần mềm thiết bị sản xuất. Nhưng trong số họ chỉ có 62,46% đăng ký nhận chính sách khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền, trong đó có 22% doanh nghiệp xin hỗ trợ tài chính. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ áp dụng chính sách khuyến khích là không cao. Quan sát từ quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn xin nhận ưu đãi miễn giảm thuế và ưu đãi tài chính của chính quyền nhiều hơn cả. Cách tính quy mô dựa vào số lao động của doanh nghiệp lớn có số nhân công trên 300 người, doanh nghiệp vừa có số nhân công từ 100- 299 người, và doanh nghiệp nhỏ có số nhân công đưới 99 người.
Nguyên nhân để doanh nghiệp chưa xin ưu đãi miễn giảm thuế chủ yếu là do doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xin ưu đãi. Ngoài ra, có 17,37% doanh nghiệp vì lý do làm thủ tục xin phê duyệt phức tạp nên không thực hiện đăng ký nhận ưu đãi. Cũng như vây, nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà sản xuất không đăng ký áp dụng ưu đãi tài chính của chính quyền Đài Loan phần lớn là do không đủ điều kiện (chiếm 31,27%), tiếp đến là do doanh nghiệp có đủ năng lực tự cung nguồn vốn chiếm 25,15% và 18,18% doanh nghiệp thuộc nguyên nhân thứ 3 là họ cho rằng thủ tục quá phức tạp.
Ngoài ra, về phương diện phát triển công nghệ, kỹ thuật, chỉ có 2% doanh nghiệpđề nghị chính quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đã được nghiên cứu, trong đó doanh nghiệp lớn chiếm phần đông. Về phương diện đào
tạo nhân lực xét trên toàn thể ngành chế tạo có khoảng 20,91% doanh nghiệp đã cử người tham gia các khoá đào tạo nhân lực do các cơ quan hữu quan tổ chức và trong đó cũng vẫn là doanh nghiệp lớn chiếm số đông. (Tham khảo bảng 2.9)
Bảng 2.9: Quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với việc áp dụng kỹ thuật và đào tạo nhân lực.
Đơn vị: %
Hạng mục được áp dụng Doanh nghiệp đã xin dự án kỹ thuật
Doanh nghiệp đã từng cử nhân viên tham gia đào tạo Số nhân viên 10 đến 29 người 1,42 11,07 Từ 30 đến 49 người 1,78 12,68 Từ 50 đến 299 người 2,5 27,52 Trên 300 người 5,27 51,41
Nguồn: Ngô Vĩnh Mạnh, Hoàng Kiến Sâm, Dương Nghĩa Long, Hoài Kim Hà (1997) Chính sách kinh tế
Quan niệm thông thường cho rằng, doanh nghiệp nhỏ với nguồn tài lực, kinh nghiệm và kỹ thuật ít hơn các doanh nghiệp lớn thì nhu cầu đề nghị chính quyền hỗ trợ và ưu đãi nhiều hơn. Nhưng thực tế tại Đài Loan hoàn toàn ngược lại. Thống kê qua các cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ xin ưu đãi thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Trong các ưu đãi thì ưu đãi về thuế được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, có 1164 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 82,4% trong số các doanh nghiệp nhỏ, có 89,5% các doanh nghiệp lớn và 91,2% doanh nghiệp vừa xin nhận ưu đãi này.
Bảng 2.10. Quan hệ quy mô doanh nghiệp và sự hiểu biết về chính sách ưu đãi Doanh nghiệp Chính sách Số doanh nghiệp lớn (%) Số doanh nghiệp vừa (%) Số doanh nghiệp nhỏ (%)
Ưu đãi thuế 307 (89,5) 664 (91,2) 1164 (82,4)
Ưu đãi tài chính. 276 (80,5) 577 (79,3) 1023 (72,5) Phát triển kỹ thuật 225 (65,5) 431 (59,2) 697 (49,4) Khai thác thiết bị 197 (57,4) 369(50,7) 594(42,1) Đào tạo nhân tài 253 (73,8) 460 (63,2) 790 (55,9)
Nguồn: Cục công nghiệp bộ kinh tế Niên giám phát triển công nghiệp năm 1997.
Bảng trên cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp lớn luôn đứng đầu về sự hiểu biết đối với các chính sách ưu đãi của chính quyền. Nhưng có một điểm chung là các doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu chính sách theo thứ tự ưu tiên sau: ưu đãi về thuế, ưu đãi tài chính, đào tạo nhân lực, ưu đãi phát triển kỹ thuật và cuối cùng là ưu đãi đổi mới thiết bị. Điều đó chứng tỏ ban tuyên truyền tự động hoá của Đài Loan về cơ bản đã phát huy được vai trò của họ trong việc cập nhật những hiểu biết về các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Nhưng do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan khiến cho có sự khác biệt trong hiểu biết về chính sách ưu đãi của chính quyền biểu hiện giữa tỷ lệ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ ở Đài Loan. Nguyên nhân quan trọng nhất là vì doanh nghiệp nhỏ tại Đài Loan số
lượng rất nhiều, mặc dù số lượng của doanh nghiệp nhỏ được phổ cập chính sách ưu đãi luôn lớn hơn doanh nghiệp lớn và vừa nhưng nếu so sánh tỷ lệ thì các doanh nghiệp lớn hiểu biết về chính sách rất cao. Ví dụ có 1164 doanh nghiệp nhỏ hiểu biết về chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, gấp hơn ba lần doanh nghiệp lớn là (chỉ có 307 doanh nghiệp) nhưng 307 doanh nghiệp này đã chiếm 89,5% số doanh nghiệp lớn tại Đài Loan trong khi 1164 doanh nghiệp nhỏ chỉ chiếm 82,4% số doanh nghiệp nhỏ tại Đài Loan. Ngoài ra, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ hiểu biết về chính sách ưu đãi ít hơn so với doanh nghiệp lớn là do họ không cập nhật các thông tin một cách thường xuyên và đầy đủ và đặc biệt là phần đông doanh nghiệp nhỏ có mối quan hệ với cơ quan chính quyền ít hơn so với các doanh nghiệp lớn, họ không được nhận những tư vấn đầy đủ và được nâng đỡ nên họ lựa chọn phương pháp tự lực chứ không tiến hành thủ tục xin ưu đãi của chính quyền.
Ngoài ra, nguyên nhân cũng nằm ở trong các chính sách khi đưa ra những hạn mức cho doanh nghiệp xin ưu đãi ví dụ như: số thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phải đạt đến những con số nhất mới được đăng ký các ưu đãi tương ứng là các điều kiện hạn chế việc làm thủ tục nhận ưu đãi của doanh nghiệp.
Bảng 2.11: Quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và nhu cầu đối với các chế độ ưu đãi Doanh nghiệp Chính sách ưu đãi Số doanh nghiệp lớn (%) Số doanh nghiệp vừa (%) Số doanh nghiệp nhỏ (%)
Ưu đãi thuế 249 (72,6) 536 (73,6) 524 (52,7) Ưu đãi tài chính 203 (59,2) 445 (61,1) 842 (59,6) Phát triển kỹ thuật 180 (52,5) 352 (48,4) 540 (38,3) Khai thác thiết bị 166(48,4) 329 (45,2) 502 (35,6) Đào tạo nhân tài 227 (66,2) 387 (53,2) 590 (41,8)
Nguồn: Cục công nghiệp bộ kinh tế Niên giám phát triển công nghiệp năm 1997.