Ngành công nghiệp tự động hoá

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 75)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.2.1.2 Ngành công nghiệp tự động hoá

Tuy đã có sự quan tâm khuyến khích nhưng cho đến cuối thập niên 90 của thể kỷ trước, tự động hoá trong nước vẫn còn yếu kém, thậm chí có thể nói “bằng không”. Nếu nói đến sự phát triển của tự động hoá thì đầu tiên phải tính đến nền tảng của nó đó chính là cơ khí. Điều kiện cần thiết để tự động hoá phát triển chính là ngành sản xuất cơ khí phát triển và hoàn toàn có thể tự chủ. Nhưng ở Việt Nam mấy năm gần đây ngành cơ khí mới bắt đầu khởi sắc.

Các tổng công ty cơ khí, máy móc của chúng ta đã phát triển mạnh mẽ có chi nhánh trên toàn quốc nhưng không phải trên nền tảng cơ khí hoá, công nghiệp hoá mà là trên nền tảng của bất động sản và đầu tư xây dựng. Đến đây, ta có thể liên hệ đến các Cheabol của Hàn Quốc những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Những tập đoàn tài phiệt này vốn là các công ty sản xuất đầu ngành của Chính phủ Hàn Quốc, nhưng họ không quan tâm mấy đến ngành nghề chính của mình hay đi sâu, nghiên cứu các kỹ thuật phục vụ cho sản xuất mà luôn tìm cách thông qua các mối quan hệ nhằm chiếm những mảnh đất dự án màu mỡ và xây dựng các khu chung cư mà tiền vốn chính là tiền do những người dân đóng cho họ để chờ được mua nhà. Họ đã kinh doanh trên những mảnh đất dự án được giao với hình thức ưu đãi đầu tư giảm thuế đất- mà đất đó chính là đồng ruộng của nông dân được trả đền bù với giá rẻ mạt. Sau đó họ xây những chung cư cao cấp với giá đắt bán lại cho người dân- cách kinh doanh siêu lợi nhuận này đã thổi phồng giá trị bất động sản và đẩy nền kinh tế lên quá nóng. Ngược lại, họ dường như không mấy quan tâm đến sản xuất là xương sống phát triển của nền kinh tế- đó cũng là một trong những nguyên nhân tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế của Hàn Quốc năm 1997-1998. Ở Việt Nam, tình hình các tổng công ty cơ khí, tổng công ty thiết bị máy móc của ta hiện nay cũng không khác nhiều với những Cheabol của Hàn Quốc giai đoạn đó. Chúng ta có một nền cơ khí yếu kém không phát huy được tiềm năng vốn có. Tự động hoá của ta gần như bằng. Gần đây, nổi lên các doanh nghiệp cơ khí tư nhân và liên doanh với nước ngoài khá mạnh, tự động hoá theo đó cũng đang dần khởi sắc, phát triển. Tuy nhiên, hàng loạt các quy định, quy chế về đấu thầu, nhận thức của chủ đầu tư nhiều công trình, dự án về sản phẩm trong nước, đã khiến cho việc ứng dụng các sản phẩm cơ khí

tự động hoá nội địa dừng ở một tỷ lệ rất hạn chế, và khiến cho ngành cơ khí tự động hoá Việt Nam chậm phát triển.

Ngoài ra, một nguyên nhân khá căn bản và cũng là căn bệnh thế kỷ của doanh nghiệp Việt Nam là một bài toán khó giải khác mà ngành tự động hoá đang vấp phải, chính là các doanh nghiệp không tìm được tiếng nói chung. Một điều đáng buồn của ngành tự động hoá Việt Nam hiện nay là tình trạng thiếu tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp, hoạt động cá thể, manh mún, nhỏ lẻ là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của chúng ta đang từng ngày, từng giờ giành giật nhau từng dự án nhỏ, mà quên rằng những dự án hàng triệu đôla đang rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tiến sĩ, Nguyễn Kim Sáng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí “chúng ta đang trở thành những người làm thuê trên chính sân nhà. Các nhà thầu nước ngoài thuê các công ty của chúng ta làm những việc “lặt vặt” còn những phần quan trọng mang lại lợi nhuận cao thì chúng ta không tới lượt” [39, tr3]. Trong cuộc tọa đàm nhân dịp Hội khoa học công nghệ Tự động Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam tổ chức triển lãm “Tự động hoá- Đo lường- Điều khiển”, ông Trịnh Đình Đề, Phó chủ tịch hội đã thừa nhận sự bất cập này và bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp sẽ tìm thấy tiếng nói chung để tạo nên một sức mạnh tổng hợp cạnh tranh lành mạnh với các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, các doanh nghiệp cơ khí tự động hoá Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệp của Trung Quốc cả về giá thành và chất lượng. Theo Bộ Công thương, mấy năm qua, tỷ lệ giá trị sản xuất cơ khí trong nước trên tổng giá trị toàn ngành cơ khí bị suy giảm mạnh. Nếu như

năm 2002, tỷ lệ này là 45% thì đến năm 2007chỉ còn 31,34%. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng, giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng năm 2000 đạt 4 tỉ USD; năm 2007 là14,8 tỉ USD và năm 2008 là 19 tỉ USD, bằng 24% tổng giá trị nhập khẩu [3: tr 16].

Trong một văn bản cuối tuần qua gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam đưa ra thống kê: trong giai đoạn 2007 – 2025, riêng tổng vốn đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện chạy than, thuỷ điện, xi măng lò quay, sản xuất allumin đã cần tới 107 tỉ USD để mua, lắp đặt máy móc, thiết bị. Nếu như các doanh nghiệp sản xuất trong nước thực hiện được 50% trong tổng nguồn trên thì giá trị sản xuất hàng năm của chúng ta đã lên đến 50 tỷ USD rồi. Trong khi đó, theo quyết định số 186/2002/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí, trong đó có nhiều cơ chế ưu đãi để phát triển như: các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được hỗ trợ vay ưu đãi đặc biệt (từ ngân hàng Phát triển Việt Nam) với lãi suất 3%/năm trong 12 năm. Nhưng bảy năm qua, chỉ có một dự án đầu tư chiều sâu của công ty Cơ khí Hà Nội được vay 100 tỉ đồng với lãi suất này.

Quay lại với ngành tự động hoá, tuy hiện nay đã bắt đầu khởi sắc nhưng các thiết bị tự động hoá của ta phần lớn là nhập ngoại. Nguyên nhân có rất nhiều. Điều đầu tiên phải kể đến chính là nội lực của ta- nền công nghiệp cơ khí sản xuất tự động hoá yếu kém, không đáp ứng nổi thị trường trong nước. Các thiết bị được nghiên cứu của ta khi áp dụng vào thực tế còn nhiều yếu kém. Tiếp theo đó là tâm lý ưa dùng hàng ngoại của các nhà sản xuất trong nước, nếu so sánh giữa hai sản phẩm được sản xuất trong nước và thiết bị ngoại nhập tuy giá cả cao hơn đến gấp đôi thì các nhà sản xuất Việt Nam vẫn

chọn dùng các sản phẩm ngoại nhập. Nguyên nhân nữa cũng được coi là có tác động khá lớn đến thị trường tự động hoá nội địa đó là chính sách khuyến khích sử dụng các thiết bị sản xuất nội địa của nhà nước ta chưa rõ ràng, chưa đủ sức hút để kích thích các nhà sản xuất trong nước lựa chọn hàng nội địa.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)