Tình hình thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 36)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

2.1.1.2 Tình hình thực hiện chính sách

Về cơ bản, Bộ Kinh tế Đài Loan đã dựa trên thời điểm then chốt là những thay đổi tình hình kinh tế trong và ngoài Đài Loan để trực tiếp cải thiện thể chất cho nền sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế. Do nhận thấy được ý nghĩa của việc tiếp tục thực hiện chính

sách và cần thiết phải thay đổi phương hướng khuyến khích, cũng như để doanh nghiệp có thể kịp thời ứng phó với những diễn biến của môi trường đầu tư, Cục công nghiệp Bộ kinh tế đã soạn thảo ra bản thảo thay đổi “Điều lệ thúc đẩy nâng cấp nền sản xuất”, sau đó ngày 25 tháng 03 năm 1999 được Viện hành chính thông qua. Điều lệ này là tiền đề cho việc tiếp tục thực hiện chính sách trong giai đoạn ba từ năm 2000 đến năm 2005 với kế hoạch “Tự động hoá và điện tử hoá nền sản xuất”

Theo niên giám phát triển công nghiệp năm 1997 của Cục công nghiệp Bộ Kinh tế Đài Loan, dựa theo quy định miễn giảm thuế mua thiết bị tự động hoá trong “Điều lệ thúc đẩy nâng cấp nền sản xuất” thì tổng số tiền phê duyệt mua thiết bị tự động hoá cho các dự án năm từ 1991 đến năm 1997 là 1.350,2 tỷ NT. Theo quy định, khi mua các thiết bị tự động hoá sản xuất tại Đài Loan sẽ có ưu đãi cao hơn, nhưng theo bảng 2.1 có thể thấy: tuy rằng con số các dự án mua thiết bị sản xuất tại Đài Loan ngày một tăng nhưng nếu so sánh với con số tăng chóng mặt của các dự án nhập khẩu thiết bị thì vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 1990, số tiền mua thiết bị sản xuất tại Đài Loan cao hơn 33,6 tỷ NT so với con số mua các thiết bị nhập khẩu là 22,6 NT, nhưng hai năm sau đó năm 1992 số tiền nhập khẩu thiết bị của Đài Loan tăng lên gần gấp ba là 74,9 tỷ NT trong khi số tiền các dự án bỏ ra mua thiết bị sản xuất tại Đài Loan chỉ tăng đến 39,4 tỷ NT, đến năm 1997 số tiền chi cho các thiết bị nhập khẩu gấp 5 lần số tiền mua các thiết bị được sản xuất tại Đài Loan.

Bảng 2.1: Số tiền phê chuẩn cho các dự án mua thiết bị tự động hoá được nhận ưu đãi miễn giảm thuế

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tổng cộng Thiết bị Nội địa 336 394 357 470 536 586 700 3379 Nhập khẩu 226 749 862 1083 1841 1928 3434 10123 Tổng cộng 562 1143 1219 1553 2377 2514 4134 13502

Nguồn: Cục công nghiệp Bộ Kinh tế niên giám phát triển công nghiệp năm 1997 Trung Hoa Dân Quốc. (Trang 1026)

Từ năm 1993 đến năm 1998, tổng số tiền miễn giảm thuế là 65,1 tỷ NT, chiếm khoảng 0,89% tổng số thuế thu được (xin xem bảng 2.2) trong đó số tiền miễn giảm thuế trong năm 1998 đã tăng mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thuế thu được trong năm.

Bảng 2.2: Số tiền miễn giảm thuế trong giai đoạn 2 thực hiện kế hoạch tự động hoá.

Đơn vi: tỷ NT, %

Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng Số tiền miễn giảm thuế 5 7,5 7,1 6,6 11,9 27,1 65,1 Chiếm tỷ lệ số thuế trong

năm

0,48 0,66 0,57 0,54 0,93 1,96 0,89

Nguồn: Viện hành chính “Tình hình miễn giảm thuế cho các nhà sản xuất Đài Loan”

Bước sang giai đoạn thực hiện “kế hoạch tự động hoá và điện tử hoá nền sản xuất”, Đài Loan vẫn tiếp tục duy trì những ưu đãi về thuế nhưng do nhu

cầu của định hướng phát triển, chính sách ưu đãi về thuế chỉ được đầu tư vào những doanh nghiệp đã thông qua các chương trình đào tạo nâng cao năng lực sản xuất, sau đó Ban tự động hoá tư vấn cho doanh nghiệp làm thủ tục xin ưu đãi ngay từ khi họ bắt đầu thực hiện việc mua sắm. Điều này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn chính sách ưu đãi và dễ dàng nhận được những ưu đãi của chính quyền.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)