Đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 88)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.3.2 Đào tạo nhân lực

Việc phát triển tự động hóa là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhưng theo các chuyên gia trong ngành, nỗi lo lớn nhất của ngành tự động hóa Việt Nam là nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu. Không chỉ thiếu “lượng” mà “chất” cũng chưa đạt yêu cầu. Theo thống kê của Bộ LĐTB-XH thì chỉ 20% người lao động đã qua đào tạo. Nguyên nhân của thực trạng này là do mất cân đối trong đào tạo. Trong khi lĩnh vực tự động hóa phát triển mạnh vài năm gần đây thì công tác đào tạo nguồn nhân lực vẫn chưa cập nhật kịp. Giáo trình ít và lạc hậu, sự chồng chéo giữa các môn học, sự thiếu hợp lý giữa đào tạo chuyên sâu và đào tạo cơ bản, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực hành... Hệ quả của chất lượng đào tạo chưa tốt, chưa sát với yêu cầu thực tế là tình trạng kỹ sư mới ra trường không đáp ứng nổi yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Việc “đào tạo lại” là chuyện có thật ở đa số các doanh nghiệp. Đơn cử, rất nhiều kỹ sư điều khiển khi ra trường có thể lập trình tốt cho PLC, C++ , visual Basic, Gava... nhưng lại không thể thiết lập được luật điều khiển đơn giản. Theo ý kiến của tiến sĩ Hoàng Minh Sơn trên Tạp chí Tự động hoá ngày nay, thì đây chính là hậu quả do thị trường lao động mang lại: biết thật nhiều và mỗi thứ một ít. Chính việc chạy theo những môn học mang tính ứng dụng, nên đa số các sinh viên ra trường đều mắc phải nhược điểm là hổng kiến thức cơ bản là hệ quả của việc đào tạo chuyên sâu, ít quan tâm đến kiến thức cơ bản. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo kỹ sư còn nặng về lý thuyết, còn các trường nghề và trung cấp chuyên nghiệp lại có thời gian đào tạo quá ngắn nên cả “thầy” lẫn “thợ” đều yếu kỹ năng ứng dụng thực tế. Một vấn đề nữa cần quan tâm là thiết bị thực hành của các trường quá cũ và lạc hậu so với thực tế, thời gian thực hành của sinh viên, học viên quá ít. Điều đó khiến cho các sinh viên

ra trường phần lớn là không thể nắm bắt ngay được với công việc thực tế mà đại bộ phận đều cần phải thông qua thời gian “đào tạo lại”. Hơn nữa, giáo trình học cũng không phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay, khiến cho Việt Nam hàng năm có lượng lớn kỹ sư ra trường cầm bằng tốt nghiệp trên tay nhưng những kiến thức mà họ được học hầu như không có giá trị áp dụng thực tế. Theo ông Phạm Quốc Hải - Phó Chủ nhiệm bộ môn tự động hoá xí nghiệp công nghiệp - đại học Bách khoa Hà Nội: "Mỗi năm, bộ môn có khoảng từ 100 đến 150 kĩ sư ra trường. Tuy nhiên, số này cộng với sinh viên tốt nghiệp của các trường khác, chưa thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty" [37, tr3]. Phải mất 6 tháng - 1,5 năm, họ mới thực sự hiểu về công việc mà mình đang làm", anh Trần Mạnh Song, Giám đốc Công ty PIDI nhận xét. “Mỗi năm, công ty tôi cũng tuyển khoảng 5 - 6 suất sinh viên, nhưng trong số họ chỉ chọn được ra 1-2 người sau thời gian thử việc”. [35]

Trên phương diện đào tạo tại các doanh nghiệp thuộc chính sách ưu đãi đầu tư, Chính phủ đã chủ trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo mỗi nhân công với chi phí là 400.000 VND. Thế nhưng, chính sách này được ứng dụng trong thực tế như thế nào, các doanh nghiệp nhận các khoản tiền này như thế nào thì thực tế khác xa so với chính sách của nhà nước. Các doanh nghiệp để nhận được khoản tiền hỗ trợ đào tạo nói trên ngoài việc phải cung cấp các giấy tờ cần thiết còn phải có quan hệ. Đối với các doanh nghiệp bình thường thì thời gian chờ đợi cùng với việc mất công đi lại nhiều cũng làm các doanh nghiệp nản chí mà không muốn xin hỗ trợ nữa.

Như vậy, ở Việt Nam chúng ta đã có sự chênh lệch lớn trong đào tạo, chúng ta đặt quá nhiều quan tâm vào hệ đào tạo đại học cho ra trường rất

nhiều kỹ sư, nhưng các trường đạo tạo nghề ngắn hạn cho công nhân tự động hoá lại rất ít. Tuy bản thân đội ngũ kỹ sư đều yếu về chất và lượng nhưng hiện tượng thầy nhiều hơn thợ vẫn còn phổ biến không chỉ ở trong ngành tự động hoá mà còn trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác.

Ngoài việc cân bằng các loại hình đào tạo, chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo nghề cho công nhân trong ngành tự động hoá thì chúng ta cần phải lưu ý đặc biệt đến việc liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu, các trường đào tạo với doanh nghiệp để tránh hiện tượng phải đào tạo lại cho sinh viên ra trường. Như hiện nay, nhiều trường học của ta có xu hướng đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp cũng là một hướng đi mới thể hiện sự phát triển trong đào tạo của ta. Tiếp đến, chúng ta cũng cần mở ra các lớp đào tạo tại chức cho công nhân, kỹ sư trong quá trình công tác được nâng cao và tiếp cận với các kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)