Biện pháp thực hiện của các cơ quan chức năng Đài Loan linh hoạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 71)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.1.2 Biện pháp thực hiện của các cơ quan chức năng Đài Loan linh hoạt hiệu quả

hiệu quả

Từ chiến lược thúc đẩy kế hoạch tự động hoá có thể thấy: ngoài các cơ quan nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy tự động hoá còn có một bộ phận được gọi là “trung gian” (inter-mediaries) bao gồm các tổ chức, tư nhân. Họ nhận uỷ quyền của cơ quan hữu quan thực hiện nội dung kế hoạch tự động hoá, tạo thành một cơ cấu dịch vụ công trình tự động hoá, đồng thời đóng vai trò then chốt trong quá trình thực hiện. Bởi vì, rất nhiều kế hoạch đào tạo kỹ thuật tự động hoá đều được tiến hành thông qua các cơ quan trung gian này.

Trong cơ cấu thực hiện và tuyên truyền tự động hoá, Cục công nghiệp đứng vai trò chủ đạo thực hiện kế hoạch tự động, đồng thời có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan trong từng vấn đề chẳng hạn “ưu đãi về thuế” do Bộ tài chính hỗ trợ; “ưu đãi tài chính” do Viện hành chính khai thác vốn, Ngân hàng Trung ương cung cấp một phần vốn và các ngân hàng khác cùng chịu trách nhiệm như: Ngân hàng Giao thông, Ngân hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đài Loan và Ngân hàng Công dân doanh. Về phương diện kỹ thuật do Viện nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp và Trung tâm tự động hoá chế tạo, gia công kim loại cùng chịu trách nhiệm thực hiện.

dịch vụ công trình tự động hoá tiến hành. Căn cứ theo “Biện pháp tác nghiệp đăng ký cơ cấu dịch vụ công trình tự động hoá” của Cục công nghiệp thì các tập đoàn tài chính, các doanh nghiệp tư nhân và các đơn vị học thuật đều có tư cách đăng ký. Từ tháng 3 năm 1996 đã có khoảng 46 đơn vị có đủ tư cách trong đó có 23 doanh nghiệp tư nhân, 11 đơn vị học thuật và 12 tập đoàn tài chính. Ngoài việc phát huy tác dụng của tập thể và đào tạo có hệ thống, chính quyền Đài Loan còn thành lập các tổ chức đào tạo tự động hoá, thành viên các tổ chức này ngoài những người đăng ký với cơ quan dịch vụ công trình tự động hoá của Cục công nghiệp, còn có những người có năng lực tham gia nghiên cứu thiết kế thiết bị tự động hoá như thành viên Hiệp hội tự động hoá Đài Loan.

Các cơ quan chính quyền đóng vai trò thúc đẩy, đồng thời còn đứng đầu trong việc quảng bá tuyên truyền tự động hoá, mặt khác cũng tích cực khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào đào tạo, bởi vậy trên tất cả các phương diện sản xuất tự động hoá đều đã được phổ biến, phát huy hiệu quả.

Cùng với việc tuyên truyền phổ biến mạnh mẽ để chính sách đến với các doanh nghiệp, chính quyền Đài Loan đã phân cấp cho các đơn vị ban ngành liên quan thực hiện từng nhiệm vụ, đồng thời đặt lịch kiểm tra định kỳ và không định kỳ đối với các doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện tự động hoá; đặt quy định thời gian báo cáo hàng năm cho từng nhiệm vụ (ngày 20/03 hàng năm sẽ đề xuất kế hoạch của năm), đồng thời quy định thời gian báo cáo hàng tháng, hàng quý.

Trong quy định chi tiết về việc thực hiện chính sách ưu đãi, chính quyền Đài Loan cũng ban hàng các loại mẫu bảng biểu báo cáo và xin phê duyệt thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp. Chính điều này đã giúp cho các

doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với chính sách hơn mà không cần phải lo nhiều các thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)