Chính sách ưu đãi về thuế kích cầu trong các doanh nghiệp sử dụng tự động hoá

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 92)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.3.4 Chính sách ưu đãi về thuế kích cầu trong các doanh nghiệp sử dụng tự động hoá

dụng tự động hoá

Như đã trình bày ở trên, chính sách của Nhà nước đưa ra đã nhắc đến vấn đề ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong đó có tự động hoá, nhưng ưu đãi như thế nào và thực tế thực hiện thì còn rất nhiều bất cập, gây khó khăn và nản lòng các nhà đầu tư, khiến cho ngành tự động hoá của ta chưa phát triển đúng tầm, chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay chúng ta vẫn phải xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu các nguyên liệu về gia công.

Tự động hoá có vai trò quan trọng vì nó là sự tích hợp của các bộ môn khoa học phát triển. Trong đó phải kể đến cơ khí, cơ điện tử, robot, công nghệ điều khiển, công nghệ thông tin…Chính vì là ngành tích hợp rất nhiều công nghệ cao nên chỉ khi nào chúng ta nhận thức và đẩy mạnh tự động hoá phát triển đúng tầm thì chúng ta mới có nền tảng cơ bản để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Việt Nam sẽ từng bước không phải sản xuất nguyên liệu thô hay gia công cho nước ngoài. Mà ngược lại, chúng ta trở thành nhà chế tạo, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm.

Hiện Việt Nam không có hạn chế về thị trường. Hàng năm, chúng ta cần khoảng 10 tỉ USD đầu tư vào cơ khí và tự động hóa. Trong số đó, chỉ cần làm được 50% là đã tạo được thị trường khoảng 5 tỉ USD, thị trường này đã là rất lớn. Bởi vậy, mục tiêu quan trọng trước mắt là nhà nước ta phải đưa ra được

các ưu đãi rõ ràng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ khí tự động hoá và các nhà sản xuất mong muốn sử dụng các sản phẩm cơ khí tự động hoá trong nước. Ưu đãi về thuế hay lãi suất cho các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm cơ khí trong nước; cho vay ưu đãi để các doanh nghiệp cơ khí đầu tư…là những chính sách cần thiết cho các doanh nghiệp cơ khí tự động hoá, bởi đây là ngành luôn đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài và lợi nhuận không cao, nên rất khó khăn khi đi vay từ các tổ chức tín dụng.

Cũng như kinh nghiệm của Đài Loan, ngoài việc đưa ra các chính sách ưu đãi, Việt Nam cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến việc thực thi các chính sách này và thực tế tác động của nó đối với các doanh nghiệp sản xuất. Nếu như có thể, chúng ta hoàn toàn tránh được những vấn đề mà tự động hoá Đài Loan gặp phải. Đầu tiên chính là việc đưa ra các chính sách với mục tiêu đối tượng áp dụng, nhận ưu đãi rõ ràng. Đây chính là vấn đề trầm kha của cơ chế chính sách Việt Nam. Các nhà làm luật đưa ra những chính sách ưu đãi có vẻ rất thu hút các nhà đầu tư, nhưng chính sách không rõ ràng và nhiều lỗ hổng, khiến cho những người thực hiện rất khó áp dụng, thậm chí tạo cơ hội cho họ gây khó dễ cho những nhà đầu tư. Bởi vậy, chúng ta cần đưa ra những quy định rõ ràng, công khai, các biểu mẫu thực hiện để cho các doanh nghiệp có thể áp dụng khi thực hiện các thủ tục của chính phủ đề ra, cũng như quy định rõ ràng thời gian thực hiện thụ lý giải quyết các vấn đề vướng mắc của các doanh nghiệp. Có như vậy mới giảm được việc “xin cho” ưu đãi đầu tư. Tăng cường thêm đội ngũ chuyên gia trong quá trình thẩm duyệt các dự án đầu tư, nhằm tránh việc “ưu đãi nhầm” hay cho các doanh nghiệp vay vốn thực hiện không có hiệu quả.

Tiếp đến là vấn đề phân cấp thực hiện, thông tin tuyên truyền giám sát thực hiện của các cấp ban ngành cơ sở địa phương, nên học theo phương pháp của Đài Loan là đưa ra các mục tiêu thành các kế hoạch được thực hiện trong 5-6 năm. Trong quá trình thực hiện thường xuyên tiến hành kiểm tra báo cáo định kỳ và tổng kết cuối kỳ để rút ra kinh nghiệm thực hiện cho các kỳ kế hoạch tiếp theo.

Ngoài ra, để khuyến khích các nhà sản xuất trong nước đầu tư mua các thiết bị tự động hoá sản xuất trong nước, thì việc đầu tiên phải nâng cấp tăng cường đội ngũ cơ khí tự động hoá sản xuất trong nước, sản xuất ra các thiết bị có chất lượng đảm bảo phù hợp với các nhà sản xuất trong nước giá cả phải chăng. Tiếp đến là đẩy mạnh ưu đãi, cho vay vốn, cấp vốn giảm thuế doanh nghiệp đối với các sản nhà sản xuất mua các thiết bị tự động hoá nội địa.

KẾT LUẬN

Như Việt Nam hiện nay, kinh tế Đài Loan trước khi tiến hành tự động hoá, nền sản xuất chủ yếu với những xưởng thủ công nhỏ lẻ, phân tán, tư liệu sản xuất thô sơ lạc hậu. Trải qua hơn 20 năm, nền kinh tế Đài Loan đã thực sự phát triển, sản xuất của họ đã góp phần quan trọng trong thị trường thế giới, chứng tỏ con đường và các chính sách mà họ lựa chọn là đúng đắn. Đứng trước những biến động của thị trường thế giới với các cuộc khủng hoảng dầu mỏ, đặc biệt là những vấn đề nội tại của nền kinh tế Đài Loan do cơ cấu kinh tế mang lại, sản xuất ở đây gặp phải những khó khăn và thách thức mới, chính quyền Đài Loan đã kịp thời đưa ra những chính sách giải quyết hiệu quả các vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế và cải thiện những tồn tại trong nội tại nền sản xuất và đã đạt được những thành công trong điều chỉnh cơ cấu nền sản xuất, nâng cao sức sản xuất, tăng tốc nâng cấp công nghiệp, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện sự “ỷ lại” vào lao động phổ thông, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh.

Việc đặt ra các chính sách có những bối cảnh của thời đại cũng như đặc thù về mục tiêu của các chính sách đó, đặc biệt đối với những chính sách thúc đẩy sản xuất thì điều thiết yếu mà nhà cầm quyền cần làm đó là dần tháo gỡ những bảo hộ đối với doanh nghiệp. Bởi vì, một khi chính phủ có chính sách bảo hộ quá dài đối với nền sản xuất, thì nhà sản xuất được bảo hộ sẽ không có áp lực phát triển và khó có thể nâng cao được sức cạnh tranh. Doanh nghiệp càng sớm thoát được chính sách bảo hộ, xây dựng môi trường cạnh tranh tự do, càng sớm thiết lập nền sản xuất có sức sống và động lực để trưởng thành. Ngoài ra, cần phải tập trung phát triển kỹ thuật và đổi mới công nghệ là điều

kiện tất yếu của nền kinh tế phát triển trong thương mại cạnh tranh cao độ. Việt Nam chúng ta đã mở cửa hơn 20 năm nay, dưới đướng lối đúng đắn của Đảng và lãnh đạo của chính phủ, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Những thành tựu của ta đã được thế giới công nhận, Việt Nam đã trở thành điểm đầu tư thu hút những tập đoàn hàng đầu thế giới. Đặc biệt hiện nay, chúng ta đã gia nhập vào WTO, cơ hội đang rộng mở nhưng kèm theo đó là rất nhiều thách thức đang chờ chúng ta. Để ổn định và phát triển nền sản xuất và có đủ sức cạnh tranh khi mở cửa thị trường, đó là một vấn đề mà không chỉ của riêng cơ quan, ban ngành hay cá nhân, tầng lớp nào trong xã hội. Chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Nhưng đứng từ góc độ lịch sử phát triển kinh tế thì điều đầu tiên cần làm là chúng ta phải vực dậy sản xuất- là xương sống của một nền kinh tế. Trong khi đó, sản xuất của ta hiện nay nhỏ lẻ và lạc hậu, thậm chí không đứng vững ở thị trường trong nước do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc với những mặt hàng siêu rẻ chạy theo trào lưu thị trường. Từ kinh nghiệm của Đài Loan, chúng ta nên tiến hành đẩy mạnh phát triển sản xuất, lành mạnh hoá nền sản xuất, phân cấp thị trường cũng như các mặt hàng sản xuất. Để làm được điều đó, để theo kịp được sự phát triển của thị trường thế giới thì một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu là quan tâm phát triển tự động hoá. Tự động hoá có thể tạo nên những đột phá trong quá trình sản xuất của chúng ta. Để đạt được điều đó thì vai trò chỉ đường dẫn lối của Đảng và nhà nước ta là không thể thiếu. Chúng ta cần đưa ra các phương hướng và chính sách phát triển rõ ràng, quan tâm và đặt tự động hoá đúng với vai trò mà nó cần phải có trong sự phát triển của sản xuất. Chúng ta cần đẩy mạnh tự động hoá trên các phương diện tài chính, nhân lực, kỹ thuật và thiết bị theo đó là những ưu đãi của chính

phủ dành cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực tự động hoá. Các chính sách đưa ra luôn cần có sự định hướng, có sự phân cấp thực hiện, cơ cấu thực hiện cũng cần rõ ràng tạo điều kiện cho các nhà sản xuất được dễ dàng tiếp cận với những chính sách ưu đãi của nhà nước.

Nhưng một chính sách dù có đúng đắn sát thực đến đâu thì cũng không thể đạt được hiệu quả như mong muốn của các nhà cầm quyền khi đội ngũ thực hiện không đủ năng lực, hoặc cố tình gây khó dễ cho doanh nghiệp. Bởi vậy, chúng ta cần làm mạnh hoá các cấp chính quyền cơ sở, đội ngũ tuyên truyền, thường xuyên mở các buổi thảo luận nhằm phổ cập đường lối, chính sách mới cũng như biện pháp áp dụng thực hiện chính sách. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra định kỳ và quản lý chặt chẽ việc thực hiện các chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư tự động hoá tại các cấp chính quyền cơ sở địa phương. Để đạt được điều này, ngoài các vấn đề về giáo dục, đào tạo và chế độ đãi ngộ thích hợp thì chúng ta cần dần loại bỏ những tư tưởng vị bản, bảo thủ và cửa quyền của đội ngũ thực hiện chính sách.

Trên phương diện thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta nên định hướng rõ các ngành nghề khuyến khích đầu tư với mục tiêu chọn lọc và học hỏi để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp xúc với cách làm việc cũng như công nghệ của họ. Nhưng tránh tình trạng, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên danh nghĩa đầu tư công nghệ cao, trong khi họ thực hiện những hoạt động sản xuất huỷ hoại môi trường và biến đất nước chúng ta thành bãi rác của họ.

Trên phương diện ưu đãi mua sắm thiết bị sản xuất, chính phủ ta cần đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp tự động hoá trong nước bằng cách miễn giảm thuế hay cho vay ưu đãi các dự án mua sắm thiết

bị sản xuất trong nước, đồng thời tạo nên xu hướng ưa dùng hàng nội của các doanh nghiệp. Bởi vì một nền sản xuất khó có thể phát triển khi bản thân nó không đứng vững tại thị trường nội địa. Đối với vấn đề nhập khẩu thiết bị, chúng ta cần đưa ra các chính sách ưu đãi thuế và tài chính và hỗ trợ thực hiện thủ tục cho những dự án nhập khẩu những thiết bị có công nghệ kỹ thuật cao, có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất trong nước.

Chúng ta tự hào là Việt Nam có rất nhiều nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, điều quan trọng là cần đặt họ đúng chỗ, cần đưa họ và guồng phát triển của thời đại công nghiệp tự động hoá ngay từ trên ghế nhà trường với những định hướng phát triển và đào tạo rõ ràng. Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề đào tạo nhân lực tự động hoá trong các trường học, nhà máy, xí nghiệp và trong cả đội ngũ những người quản lý tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…nhằm làm mạnh hoá đội ngũ thực hiện chính sách phát triển tự động hoá.

Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, tôi luôn tin tưởng vào tương lai phát triển của tự động hoá nói riêng và nền sản xuất Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)