Hệ thống nhà thuốc GPP của Côngty Dược Thanh Kiều

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với các nhà thuốc đạt chuẩn gpp của công ty thanh kiều (Trang 40)

8. Kết cấu của luận văn

1.6.3 Hệ thống nhà thuốc GPP của Côngty Dược Thanh Kiều

Đến cuối năm 2007, khi xây dựng kế hoạch cho năm 2008, ban lảnh đạo Công ty Thanh Kiều đã quyết tâm đưa vấn đề xây dựng nhà thuốc GPP hưởng ứng tinh thần quyết định 11/QĐ-BYT vào chương trình hành động năm 2008. Theo phân tích của bộ phận lập kế hoạch của Công ty Thanh Kiều, việc xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP sẽ tận dụng được các ưu điểm như trong quyết định đã nói, nó còn tạo ra cho Công ty Thanh Kiều một diện mạo, một bộ mặt mới, cùng với việc gia tăng thị phần bán lẻ vốn là thế mạnh của công ty.

Để xây dựng nhà thuốc đầu tiên đạt chuẩn GPP, Công ty đã lựa chọn nhà thuốc tại Bệnh viện Bình An, nhà thuốc lớn và có uy tín nhất trong hệ thống nhà thuốc bán lẻ của công ty, nằm trên địa bàn thành phố Rạch Giá, trong khuôn viên Bệnh viện lớn thứ nhì trong hệ thống Bệnh Viện tình Kiên Giang. Theo các quy định về tiêu chuẩn nhà thuốc GPP có 3 vấn đề phải đạt được đó là: Nhân sự, cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng thuốc và quy trình hóa các công việc.

Về nhân sự: Công ty phải bố trí một dược sỹ có trình độ đại học có mặt tại nhà thuốc khi nhà thuốc hoạt động. Đối với các ngành nghề khác, việc thu nhận một nhân viên có trình độ đại học để làm việc là không khó, nhưng do nhân lực ngành

dược không theo kịp nhu cầu xã hội, cả nước mỗi năm chỉ có khoảng 200 dược sỹ đại học ra trường, nên việc tìm kiếm nhân sự này cũng là gay go, thậm chí một số bệnh viện tuyến huyện, trưởng khoa dược cũng chưa có trình độ đại học, hơn nữa còn yêu cầu 5 năm kinh nghiệm. Sau khi bố trí được người phụ trách, công ty tiến hành sắp xếp nhân viên cho các khâu trong quy trình mua bán thuốc, gởi nhân viên đi tập huấn và xây dựng các quy trình công việc.

Để xây dựng cơ sở vật chất: Công ty đã bàn bạc thống nhất với bệnh viện Bình An tiến hành xây dựng cơ sở vật chất nhà thuốc, ngoài nhà làm việc 128m2 (2 tầng 8m x 8m) do Bệnh viện xây dựng, đủ để bố trí các khu vực phù hợp với tiêu chuẩn GPP. Công ty Thanh Kiều đã phải đầu tư cơ sở vật chất gồm tủ, bàn, ghế, phần mềm quản lý, máy lạnh công suất lớn, hệ thống bảo quản …với chi phí trên 500 triệu đồng.

Để duy trì hoạt động của nhà thuốc, các chi phí tăng thêm hàng tháng là rất nhiều, các chi phí tăng rõ rệt là tiền lương cho Dược sỷ tăng trên 10 triệu đồng, chi phí tiền điện để duy trì nhiệt độ nhà thuốc theo chuẩn không quá 300C khoảng 5 triệu đồng, chi phí cho việc bảo quản, kiểm tra chất lượng … đều tăng cao. Tuy nhiên cái khó nhất là tập quán mua thuốc của người dân, theo thống kê của nhà thuốc trong giai đoạn đầu khi thực hiện đúng các quy trình GPP, cứ 10 người vào mua thuốc thì có đến hơn 2 người không mua được thuốc do nhà thuốc phải thực hiện theo đúng các quy trình của tiêu chuẩn GPP.

Dù rất nhiều khó khăn khi xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhưng cuối cùng đến tháng 08/2008 nhà thuốc đầu tiên của Công ty Thanh Kiều cũng đã được ngành Y tế thẩm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP. Đây là giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP đầu tiên tại Kiên Giang, và ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Sau gần 1 năm thử nghiệm và điều chỉnh, đến cuối năm 2009, công ty tiến hành xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GPP cho tất cả nhà thuốc do công ty tổ chức quản lý. Các nhà thuốc phát triển sau này với quy mô nhỏ hơn, và đầu tư ít hơn do ở địa bàn huyện thị. Việc xây dựng hệ thống nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP là rất tốn kém và mất nhiều công sức, việc bán thuốc ban đầu là làm theo cảm tính, đến khi làm theo tiêu chuẩn GPP là có quy trình. Tất cả thao tác trong nhà thuốc đã được

xây dựng theo quy trình, điều này tạo ra một diện mạo mới, một hình ảnh mới cho người mua thuốc, tạo ra một lợi thế rất lớn cho công ty trong lĩnh vực bán lẻ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với các nhà thuốc đạt chuẩn gpp của công ty thanh kiều (Trang 40)