Mô hình SERVPERF (Cronin & Taylor)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với các nhà thuốc đạt chuẩn gpp của công ty thanh kiều (Trang 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.4 Mô hình SERVPERF (Cronin & Taylor)

Một biến thể của thang đo SERVQUAL ra đời dựa trên cơ sở thang đo SERVQUAL, có tên là thang đo SERVPERF, được các tác giả Cronin & Taylor (1992) đưa ra dựa trên việc khắc phục những khó khăn khi sử dụng thang đo SERVQUAL. Thang đo SERVFERP được sử dụng để đo lường cảm nhận của khách hàng từ đó xác định chất lượng dịch vụ thay vì đo lường cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như thang đo SERVQUAL. Thang đo SERVPERF cũng sử dụng 5 nhân tố của chất lượng dịch vụ: độ tin cậy, độ phản hồi, sự bảo đảm, sự cảm thông và tính hữu hình và 22 biến quan sát được sử dụng để đo lường 5 nhân tố kể trên.

1. Ưu điểm

- Đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn thời gian và chi phí khảo sát.

- Cho kết quả chính xác, độ tin cậy cao hơn so với SERVQUAL vì:

+ Khi được hỏi về mức độ cảm nhận, người trả lời có xu hướng so sánh giữa mong muốn và cảm nhận trong đầu để trả lời bản câu hỏi, làm giảm sai số và sai lệch trong kết quả.

+ Mô hình SERVPERF bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng của khách hàng – khái niệm khá mơ hồ đối với người trả lời, giúp hạn chế được sai sót trong chất lượng dữ liệu thu thập.

- Bảng câu hỏi của SERVPERF ngắn gọn hơn một nữa so với SERQUAL, không gây nhàm chán và mất thời gian cho người trả.

2. Nhược điểm:

- Mô hình SERVPERF không thể hiện được thông tin then chốt ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng, đó là sự kỳ vọng của khách hàng.

- Một số người cho rằng SERVPERF chưa kiểm tra được toàn diện và triệt để các nhu cầu dịch vụ và chất lượng dịch vụ cung cấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với các nhà thuốc đạt chuẩn gpp của công ty thanh kiều (Trang 26)