Mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và bộ máy quản lý nhà nước về du lịch biển

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch biển tại thị xã cửa lò (Trang 28)

động kinh doanh du lịch biển, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và hợp lý đối với địa phương sở hữu tài nguyên biển.

Thứ hai, Nhà nước thông qua việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở Trung ương phù hợp với yêu cầu quản lý về tiềm năng và thế mạnh của loại hình du lịch biển, đồng thời đưa hệ thống pháp luật vào đời sống.

Thứ ba, với tư cách là chủ thể kinh tế lớn và là hộ tiêu dùng lớn nhất quốc gia, các hoạt động chi tiêu, đầu tư của Nhà nước đối với du lịch biển cần tuân thủ các quy luật của thị trường sẽ góp phần làm lành mạnh, minh bạch các hoạt động kinh doanh của du lịch biển, đồng thời hướng các chủ thể khác như: doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tuân theo quy chế và pháp luật mà Nhà nước định ra.

Thứ tư, với tư cách là nhà quản lý toàn bộ nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia: đất đai, sông suối, ao hồ, vùng biển, vùng trời… Nhà nước cần quản lý, phân cấp quản lý và phân bố nguồn lực này hợp lý. Công tác quản lý tài nguyên du lịch biển quốc gia cần phối hợp với công tác quản lý của địa phương nhằm giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá này.

Thứ năm, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang nắm giữ một tỷ trọng vốn đầu tư lớn. Nhà nước cần có chính sách quản lý để các doanh nghiệp này hoạt động trong một sân chơi chung, lành mạnh.

Thứ sáu, đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển là định hướng phát triển chung của toàn ngành. Nhà nước cần có chiến lược, chương trình phát triển hợp lý vừa tạo nên những bước tiến trong lĩnh vực du lịch biển, vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch biển.

1.2.3. Mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và bộ máy quản lý nhà nước về du lịch biển lịch biển

1.2.3.1. Mục tiêu

- Tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, một khuôn khổ chính sách phù hợp và cung cấp một cơ chế toàn diện nhằm hỗ trợ cho phát triển du lịch biển.

- Ngăn chặn và xử lý kịp thời những biểu hiện phát triển và hoạt động du lịch biển không đúng hướng.

- Bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch biển trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch biển hoặc có liên quan đến du lịch biển.

1.2.3.2. Nội dung

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch biển.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch biển.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch biển.

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên biển để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch biển, xác định KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch biển.

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch biển, sự phối hợp của cơ quan nhà nước trong việc QLNN về du lịch biển.

- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch biển.

- Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch biển.

1.2.3.3. Trách nhiệm

- Chính phủ thống nhất quản lý về du lịch - du lịch biển

- Cơ quan QLNN về du lịch biển cấp Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về du lịch biển; chủ trì phối hợp với cơ quan QLNN về du lịch biển.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan QLNN về du lịch biển ở Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về du lịch biển.

- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện QLNN ở địa phương, cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch biển tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch và các bãi biển du lịch.

1.2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Ở Trung ương:

Cơ quan QLNN về du lịch biển ở cấp trung ương là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về văn hóa, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước, QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. Trước đây, Tổng cục du lịch có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLNN về ngành, lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003. Nay, theo Nghị định số 185/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác thì Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLNN về nghành, lĩnh vực theo quy định của Nghị định.

Về tổ chức bộ máy, cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch gồm có:

1. Tổng cục Du Lịch

2. Ban quản lý Làng Văn hóa - Du Lịch các dân tộc Việt Nam 3. Tổng cục Thể dục, Thể thao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm 5. Cục Hợp tác Quốc tế

6. Cục Văn hóa cơ sở 7. Cục Bản quyền tác giả 8. Cục Điện ảnh

9. Cục Nghệ thuật biểu diễn 10. Cục Di sản Văn Hóa

11. Cơ quan Đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh 12.Văn phòng Bộ

13. Thanh tra Bộ 14. Vụ Pháp chế 15. Vụ Đào tạo

16. Vụ Thi đua – khen thưởng 17. Vụ Tổ chức cán bộ

18. Vụ Kế Hoạch – Tài Chính

19. Vụ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường 20. Vụ Gia Đình

21. Vụ Văn Hóa Dân Tộc 22. Vụ Thư Viện

Ở địa phương:

Cơ quan QLNN về du lịch ở địa phương là Sở Du lịch được ra đời theo Quyết định số 171/TTg ngày 17 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Du lịch, là cơ quan chuyên môn giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động du lịch trên phạm vi TP; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Tổng cục Du lịch về chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Hiện nay, Sở Du lịch đã được đổi tên thành Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Sở Văn hóa – thể thao và Du lịch thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo sự hướng dẫn của thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL ngày 06 tháng 6 năm 2008. Đối với hoạt động quản lý nhà nước về du lịch biển thì Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt

- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo quy chế của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch,

- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh.

- Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương, công bố sau khi có quyết định công nhận.

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh.

- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các donah nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật

- Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác.

- Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

- Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch biển tại thị xã cửa lò (Trang 28)