Nguyên nhân của những bất cập

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch biển tại thị xã cửa lò (Trang 86)

Công tác QLNN về du lịch biển trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được là những hạn chế không tránh khỏi. Việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế để giảm thiểu các thiếu sót trong công tác quản lý đang là vấn đề bức thiết của các cấp, các ngành. Dưới đây, xin được nêu một số nguyên nhân hạn chế cơ bản:

- Sự ra đời của Luật Du lịch đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ngành du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai Luật này thiếu tính định hướng do chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, hơn nữa lại chưa có văn bản xây dựng chỉ đạo, thực hiện cho sự phát triển ngành du lịch biển nói riêng. Tại Cửa Lò, trong thời gian qua, mặc dù có nhiều chính sách, văn bản được ban hành nhưng nhìn chung, còn nhiều hoạt động trong lĩnh vực du lịch biển chưa có cơ chế điều chỉnh, thiếu tính thống nhất.

- Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch thiếu thống nhất và tập trung. Việc quy hoạch các KDL biển còn rất nhiều bất cập. Việc quy hoạch tổng thể chưa tính đến bước phát triển và biến động trong tương lai, hơn nữa lại chưa có sự kết hợp giữa các mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Quy hoạch chi tiết còn lúng túng, vụn vặt, thiếu tính thẩm mỹ. Việc quản lý sau quy hoạch hầu như chưa được đề cập.

- Năng lực của cán bộ công chức còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chuyên môn. Năng lực quản lý, lãnh đạo yếu, thiếu kinh nghiệm. Phẩm chất, đạo đức công vụ, thái độ của một bộ phận công chức chưa tốt. Năng lực hoạch định cơ chế, chính sách còn yếu kém, nhất là xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư, liên kết du lịch biển và loại hình du lịch khác.

- Bộ máy QLNN về du lịch biển chưa ngang tầm với yêu cầu thực tế. Du lịch biển đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên cần hơn nữa sự quản lý chỉ đạo của cơ quan Trung ương và đại phương. Lực lượng quản lý và cả lực lượng lao động trong ngành du lịch biển vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của ngành và vùng.

- Công tác tuyên truyền và quản lý công tác tuyên truyền vẫn cũng chỉ theo những hình thức cũ, chưa phát huy những sự sáng tạo mới mẻ để quảng bá về du lịch biển của địa phương. Hơn nữa, nhận thức về du lịch biển của một bộ phận nhân dân, cơ quan nhà nước chưa thật sự đúng đắn và sáng suốt. Một bộ phận người dân chưa ý thức được du lịch là sự nghiệp của toàn dân, chưa thấy được ý thức trách nhiệm của mình trong việc tạo ra môi trường thân thiện, hiếu khách. Mà khi thiếu đi sự hợp tác của người dân, công tác QLNN ở lĩnh vực nào cũng không thể thành công được.

- Nhiều cơ quan nhà nước chưa thật sự coi trọng việc tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch biển, môi trường tự nhiên của đô thị và vùng biển nói riêng. Không nhận thấy vai trò của du lịch biển trong nền kinh tế quốc dân. Chính sự nhận thức không đúng này là cản trở không nhỏ cho sự quản lý và phát triển ngành du lịch biển của địa phương.

- Sự phối hợp giữa ngành du lịch biển và toàn ngành du lịch chưa cao, chưa tạo nên sức mạnh đa dạng của loại hình du lịch biển. Thiếu tính thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch. Hệ thống chính sách, quy định pháp luật liên quan đến du lịch biển còn thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đánh giá một cách đầy đủ và tổng quan về Cửa Lò với vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển du lịch biển của Thị xã. Đồng thời, chương 2 cũng đã tổng kết về tình hình hoạt động du lịch biển; thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về du lịch biển ở Thị xã Cửa Lò; về sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch biển, về quy hoạch, xây dựng và thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch biển, về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch biển, về công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch biển, về vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, quản lý đối với thu phí, lệ phí, giá hàng hóa, dịch vụ ven biển.

Thực trạng đã phân tích một cách đầy đủ, toàn diện giúp cho việc đánh giá hiệu quả công tác QLNN về du lịch biển trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Từ đó, nêu lên những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý về du lịch biển cùng với những thách thức mới trong thời gian sắp tới. Đồng thời xác định nguyên nhân để tìm ra phương hướng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để phát triển du lịch biển Cửa Lò.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QLNN VỀ DU LỊCH BIỂN TẠI THỊ XÃ

CỬA LÒ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch biển tại thị xã cửa lò (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)