Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của mọi lĩnh vực. Không có con người, không có đội ngũ quản lý, lao động dù điều kiện tốt đến đâu thì toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực đó đều không thể tiến hành có hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất, bao gồm các giải pháp cụ thể:
3.2.3.1. Rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ toàn ngành du lịch Thị xã Cửa Lò
- Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với phòng Nội vụ tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công tác ngành du lịch biển, ưu tiên bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ, có tâm huyết cao đối với sự phát triển của ngành.
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định và căn cứ vào thực tế hoạt động cần tinh giảm biên chế ở những vị trí không cần thiết, hoạt động không hiệu quả, thay vào đó bằng lực lượng quản lý có chuyên ngành về du lịch biển, ưu tiên sử dụng cán bộ trẻ có kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo tính kế thừa.
3.2.3.2. Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức đào tạo
Cần đa dạng hóa và đổi mới các hình thức đào tạo cán bộ quản lý và lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch biển
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo :
Trong bối cảnh nguồn nhân lực du lịch biển đang thiếu và yếu, đồng thời nhu cầu học hỏi, tiếp thu khoa học công nghệ thông tin ngày càng tăng, đa dạng hóa các
hình thức đào tạo là một giải pháp tất yếu. Để thực hiện giải pháp này, ngoài các hình thức đào tạo truyền thống như : chính quy, tại chức, còn có các hình thức khác như : đào tạo từ xa, bồi dưỡng các nghiệp vụ ngắn hạn... Do đó, UBND tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo UBND thị xã Cửa Lò trong lĩnh vực này. Cụ thể:
UBND tỉnh cần có kế hoạch xây dựng những trung tâm đào tạo theo mô hình "Trường - Khách sạn" trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. Đây sẽ là loại hình đào tạo hiệu quả vì học viên sẽ có nhiều điều kiện và thời gian thực hành nghiệp vụ thực tế. Hơn nữa, hình thức đào tạo này sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho cơ sở đào tạo và học viên vì đây là mô hình có thu nhập.
Đẩy mạnh công tác đào tạo mới, đào tạo lại và để giải quyết cho yêu cầu trước mắt vả chuẩn bị cho lâu dài. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động cho du lịch. Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch có uy tín trong nước, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề du lịch gắn với thi nâng bậc nghề và thi thợ giỏi hàng năm cho đội ngũ công nhân lao động hiện có trong ngành.
Liên kết hướng dẫn các khóa nghiệp vụ như: hướng dẫn viên, kỹ thuật viên, cứu hộ với các trường du lịch ngay trên địa bàn Thị xã, ngoài ra cần phối hợp thường xuyên với các lớp tập huấn như tập huấn "Phương pháp vận hành mô hình quản lý tổng hợp đới bờ tại địa phương cho các tỉnh ven biển miền Trung", nhằm cung cấp cho địa phương kiến thức quản lý tổng hợp ven biển.
Ngoài ra, Cửa Lò cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể đối vớinhững cơ sở, trung tâm đào tạo tư nhân về du lịch theo tinh thần xã hội hóa giáo dục. Các cơ quan QLNN cần đứng ra làm đầu mối xúc tiến, bảo trợ về mặt pháp lý cho sự hợp tác, liên kết đào tạo du lịch của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thị xã với các tổ chức, cơ sở đào tạo của các địa phương khác và nước ngoài.
Đổi mới các hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa:
Ngoài các hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo trường, lớp, chuyên đề hay tham quan thực tế còn cần lưu ý thêm một số hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác cũng không kém phần quan trọng và hữu hiệu như :
- Đào tạo bồi dưỡng thông qua công việc: Hình thức này giúp người học vừa
kinh nghiệm, những chuyên gia giỏi. Đây là con đường tắt để đạt được trình độ cao về năng lực và kỹ năng thực hành của người học trong lĩnh vực chuyên môn nhất định.
- Luân chuyển vị trí công tác: Thực chất đây là việc thay đổi vị trí công tác của
cán bộ để mở rộng tầm hiểu biết, tạo áp lực về khả năng thích ứng với vị trí công tác mới, tích lũy được niều kiến thức thông qua giải quyết công việc. Qua đó, người học cũng có thể tìm được vị trí công tác thích hợp nhất của mình trong cơ quan, đơn vị phù hợp với khả năng kiến thức của họ.
- Tự học: Hình thức này phù hợp vói những học viện đã có một lượng kiến
thức nhất định, đòi hỏi người học phải có quyết tâm cao và phải có động lực học tập đùng đắn, đặc biệt là có khả năng tiếp thu với các tài liệu cho người tự học.
3.2.3.3. Quản lý nội dung và chất lượng đào tạo nguồn lực du lịch biển
Đơn vị quản lý trực tiếp về du lịch biển, cùng với phòng Văn hóa và Thông tin, phối hợp với phòng Giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và hoàn thiện nội dung đào tạo về nghiệp vụ du lịch biển. Hiện nay và trong thời kỳ sắp tới khi mà các cơ sở đào tạo theo loại hình cao đẳng, tư thục, dân lập thành lập và hoạt động ngày càng nhiều, thì việc quản lý nội dung, chất lượng đào tạo về lĩnh vực du lịch cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Cần tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng giảng dạy, học tập và thi cử của các cơ sở này.
UBND thị xã cần cử cán bộ chuyên trách việc cập nhật những quy định pháp lý mới, kiến thức chuyên môn mới, thống kê thường xuyên số liệu, thị hiếu, xu hướng mới của khách du lịch đến biển... để cung cấp kiến thức thông tin mới nhất, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về du lịch biển cho các cơ sở đào tạo.
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ du lịch biển, UBND thị xã Cửa Lò cần đứng ra liên hệ, giới thiệu, tạo điều kiện để học viên đi thực tế và thực tập tại các KDL, công ty du lịch, lữ hành, các khách sạn...
Tùy theo từng đối tượng, UBND thị xã Cửa Lò cần đề xuất, xử lý đào tạo bồi dưỡng với nội dung và phương pháp cho phù hợp :
- Đào tạo lao động quản lý: Chú trọng bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh
doanh du lịch biển, đảm bảo cho các cán bộ lãnh đạo quản lý đều có trình độ Đại học chuyên ngành, một số có trình độ sau Đại học, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học, có khả năng nghiên cứu, nắm bắt tình hình, đề xuất trong chỉ đạo, điều
hành. Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận bằng cách đưa vào tham gia công tác quản lý để bồi dưỡng.
- Đào tạo lao động trực tiếp: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
tay nghề, kỹ năng tại chỗ ngắn ngày đối với lực lượng lao động hiện có. Việc tuyển chọn mới lao động phải đáp ứng cả trình độ tay nghề, ngoại hình, phẩm chất đạo đức ứng với yêu cầu mới, chú trọng nâng cao khả năng giao tiếp, kỹ xảo và tác nghiệp cụ thể hàng ngày. Hơn nữa, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề du lịch trên địa bàn.
3.2.3.4. Huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển
Việc huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển gồm nguồn lực vật chất và phi vật chất:
Nguồn lực vật chất:
Nguồn lực vật chất hay còn gọi là nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển. Trên cơ sở xác định kinh phí, nguồn ngân sách hàng năn dành cho phát triển nguồn nhân lực du lịch biển. Cần huy động các nguồn vốn từ:
- Chương trình hành động quốc gia; - Ngân sách địa phương;
- Đơn vị kinh doanh du lịch biển; - Đóng góp của học viên;
- Nguồn tài trợ khác...
Nguồn lực phi vật chất:
Phát triển nguồn nhân lực là việc làm khó khăn, lâu dài và đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó có nguồn lực về tri thức. Nguồn lực tri thức - là nguồn lực phi vật chất - là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch biển. Để phát triển nguồn lực này cần:
- Thuê chuyên gia nước ngoài là một trong những giải pháp mới mà Cửa Lò cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Đây là cách nhanh và hiệu quả để cán bộ quản lý du lịch biển có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc, xử lý tình huống... một cách trực tiếp.
- Khai thác, phát huy nội lực về tri thức của địa phương và trong nước, công tác phát triển nguồn nhân lực rất cần có sự khai thác, cập nhật nguồn thức phong phú của khu vực và quốc tế. Để khai thác tốt nguồn lực tri thức bên ngoài, Thị xã Cửa Lò
và các địa phương khác trong cả nước cần chú trọng và tích cực tham gia vào mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch - để quản lý du lịch biển nói riêng của ASEAN (ATTEN) và của châu Á(APETIT)...
Tóm lại, nâng cao chất lượng về nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển ngành du lịch biển cả nước nói chung và du lịch biển Cửa Lò nói riêng. Trên đây, đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhất, ngoài ra cơ quan QLNN về du lịch biển cũng cần phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí, văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo tiến hành việc tuyên truyền, giáo dục toàn dân và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch biển.