0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ (Trang 112 -112 )

- Xác định trách nhiệm cá nhân cụ thể tránh tình trạng công việc quản lý kém hiệu quả như hiện nay, tình trạng "cha chung không ai khóc", nhất là công tác quản lý tại các bãi biển. Bãi biển được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau cho nên việc quản lý nó cũng thuộc nhiều ngành, nhiều đơn vị quản lý. Ngoài các bãi tắm được quy hoạch nằm trong khu du lịch do ngành du lịch quản lý và khai thác sử dụng, một số bãi biển do chính quyền địa phương làm cơ sở quản lý, một số khác do ngành nông lâm thủy sản hay một số khác do yêu cầu an ninh quốc phòng nên thuộc quân đội quản lý. Do nhiều chủ thể quản lý khác nhau nên dẫn đến tình trạng về quyền lợi khai thác thì tranh chấp, nhưng trước những vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh trật tự thì đùn đẩy nhau. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm cá nhân là yêu cầu quan trọng cấp thiết.

- Thành lập đường dây nóng sẵn sàng hỗ trợ du khách khi họ gặp sự cố hoặc khó khăn cần giúp đỡ, cần thông tin hướng dẫn hoặc phản ánh sai phạm, vi phạm trong lĩnh vực du lịch biển nói riêng, du lịch nói chung. Đường dây này phải dễ nhớ, được phổ biến bằng nhiều ngôn ngữ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong hoạt động du lịch biển trên địa bàn thị xã Cửa Lò, đặc biệt là hoạt động kiểm tra thẻ hướng dẫn viên, hợp đồng lao động giữa đơn vị lữ hành và hướng dẫn viên du lịch.

- Tăng cường công tác hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, TP khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, hai bên cùng có lợi. Nội dung hợp tác được xây dựng thành các dự án, đề án cụ thể với mục tiêu, nội dung và các bước thực hiện rõ ràng và có sự phân công, phối hợp chặt chẽ. Những điều kiện trên là cơ sở để du lịch biển phát triển theo tính hỗ trợ liên ngành.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ tình hình kinh doanh, thực trạng Hoàn thiện QLNN về du lịch biển tại Thị xã Cửa Lò, những nhận định đánh giá về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế, cũng như thách thức đặt ra đối với du lịch biển Cửa Lò, chương 3 đã đưa ra được nguyên nhân của những bất cập, phương hướng và các giải pháp để phát triển du lịch biển Cửa Lò.

Phương hướng phát triển du lịch biển Cửa Lò đã nêu lên được quan điểm và định hướng phát triển du lịch biển Cửa Lò, bao gồm cả mục tiêu định hướng và nội dung cụ thể, đảm bảo cho sự phát triển đúng hướng của du lịch biển Cửa Lò.

Chương 3 đã đưa ra được những giải pháp để phát triển du lịch biển Cửa Lò, bao gồm: giải pháp chuẩn hóa văn bản quy phạm pháp luật; giải pháp về tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch biển; thu hút vốn đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ; hoàn thiện công tác quy hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch biển Cửa Lò, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển, bảo vệ môi trường biển, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, tăng cường liên kết trong nước và hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, và các giải pháp khác.

Các giải pháp QLNN để phát triển du lịch biển Cửa Lò muốn thực hiện cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư thích ứng và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức và các cá nhân có liên quan. Tổ chức thực hiện các giải pháp trên là điều kiện để phát triển du lịch biển Cửa Lò, góp phần vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An và cả nước, xứng đáng là một trong những bãi biển đẹp nhất vùng Bắc Trung Bộ.

KẾT LUẬN

Ngày nay, du lịch biển đã trở thành ngành kinh tế hấp dẫn và trở thành loại hình du lịch phát triển tổng hợp, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành du lịch ở những địa phương có biển.

Cửa Lò với vị thế thuận lợi, lại có tiềm năng lớn để phát triển du lịch biển và lại được tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. Nhận thức được tiềm năng này, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ chính quyền tỉnh Nghệ An và thị xã Cửa Lò, du lịch biển Cửa Lò đã và đang có những bước đầu phát triển thành công và sẽ hướng đến mục tiêu là sản phẩm du lịch biển Cửa Lò có nét đặc thù và có giá trị cạnh tranh trong nước và khu vực.

Để thực hiện mục tiêu này, cần chú trọng đến việc tăng cường hiệu quả QLNN đối với du lịch biển. Vì phát triển du lịch biển và không ngừng nâng cao hiệu quả QLNN đối với du lịch biển là hai mặt của một vấn đề… Tăng cường hiệu quả công tác QLNN cũng chính là đẩy mạnh phát triển du lịch biển, hỗ trợ cho sự phát triển toàn ngành du lịch trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước và cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.

Trong tiến trình hội nhập, trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ước muốn đóng góp một phần nhỏ bé cho thị xã, sau khi tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động quản lý du lịch biển tại Cửa Lò, cùng với giải pháp đưa ra theo ý kiến cá nhân, luận văn hy vọng đã gợi mở thêm nội dung thiết thực cho việc phát triển du lịch biển của Cửa Lò nói riêng và các địa phương có biển trong cả nước nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều 1, chương 1, Luật Du lịch 2005.

2. Thái Hà (2006), Thái độ quyết định chất lượng dịch vụ, NXB Từ điển Bách khoa, TP HCM

3. Phạm Hồng Long – Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên Du lịch, NXB Giáo Dục năm 2008.

4. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước, Tổng cục Du Lịch

5. Nghị quyết số 05 - NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Cửa Lò (18/10/2006), Ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và nghị định số 05 - NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò thành đô thị du lịch, Thị Ủy Cửa Lò

6. Nghị quyết số 16/NQ-TU về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ tư của BCH Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến

năm 2020.

7. Nghị định số 185/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ 8. PhòngVHTT - DL (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2010, phương hướng nhiệm vụ 2011, UBND thị xã Cửa Lò.

9. PhòngVHTT - DL (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2011,

UBND thị xã Cửa Lò.

10. Phòng VHTT - DL (2006), Đề án phát triển các loại hình du lịch Cửa Lò giai đoạn 2006 - 2010, UBND thị xã Cửa Lò.

11. Phòng Kinh tế (2010), Báo cáo thực trạng giao thông và phương tiện vận chuyển

trên địa bàn thị xã, UBND thị xã Cửa Lò.

12. Phòng Kinh tế (2007), Báo cáo tự kiểm tra thủ tục hành chính về thu hút đầu tư

vào địa bàn thị xã Cửa Lò theo Quyết định số 272/QĐ-TU ngày 7/12/2006, UBND thị

xã Cửa Lò.

13. Quyết định số 106/2006/QĐ - UBND (2006), Ban hành chương trình phát triển du lịch

Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010, UBND tỉnh Nghệ An.

14. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

15. Quyết định số 10/2006/QĐ.UBND, ngày 05 tháng 4 năm 2006 của UBND thị xã Cửa Lò về việc ban hành quy chế hoạt động du lịch.

16. Quyết định số 11/2006/QĐ.UBND, ngày 05 tháng 4 năm 2006 của UBND thị xã Cửa Lò về việc ban hành một số quy định cụ thể đối với tổ chức, các nhân kinh doanh

dịch vụ du lịch, phục vụ du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò.

17. Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2008 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thành phố, thị xã

thuộc tỉnh.

18. Quyết định số 4974/QĐ-UBND của UBND Tỉnh ngày 12 tháng 12 năm 2007 về việc ban hành Chương trình hành động xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò thành

đô thị du lịch đến năm 2015 có tính đến năm 2020.

19. Sở Du lịch Nghệ An (2011), Báo cáo hoạt động kinh doanh du lịch Nghệ An thời

kỳ năm 2009 - 2011.[21].

20. Tài liệu Hội thảo khoa học (2011), Sự hình thành và mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững Du lịch Cửa Lò, UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An, UBND thị xã Cửa

Lò.

21. Tổng cục du lịch (2010), Du lịch Việt Nam, tạp chí Du lịch Việt Nam số 1/2007. 22. Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa, Pháp luật Du lịch, NXB Trẻ năm 1997 23. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa hoc du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội, năm 1999 24. UBND Tỉnh Nghệ An (2006), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

25. UBND Thị xã Cửa Lò (2007), Du lịch Cửa Lò, NXB Nghệ An. 26. UBND Thị xã Cửa Lò (2008), Du lịch Cửa Lò, NXB Nghệ An. 27. UBND Thị xã Cửa Lò (2009), Du lịch Cửa Lò, NXB Nghệ An. 28. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X

29. Trần Đức Viên (2002), Thuyết minh quy hoạch xây dựng làng du lịch sinh thái xã

Nghi Thu - Thị xã Cửa Lò - Nghệ An, Trung tâm sinh thái nông nghiệp - Trường Đại

học Nông nghiệp, Hà Nội.

30. Viện khoa học vật liệu (1999), báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phát

triển thị xã Cửa Lò- Tỉnh Nghệ An, UBND Tỉnh Nghệ An.

31.Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (2006), Quy hoạch Nghệ An phát triển du lịch đến

32. Vương Lôi Đình, Đổng Ngọc Minh (2002), Kinh tế du lịch và Du lịch học, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. Các website: www.Chinhphu.vn www.Cualo.gov.vn www.Ngheantourism.gov.vn www.Vietnamtourism.gov.vn www.khdt.nghean.gov.vn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ (Trang 112 -112 )

×