Chất lượng cho vay đối với DNVVN là một khái niệm vừa cụ thể (thông qua các chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn…) lại vừa trừu tượng (thể hiện ở khả năng thu hút khách hàng, đóng góp vào nền kinh tế…). Từ đó, để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM đối với các DNVVN, người ta chia làm 2 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
Các chỉ tiêu định tính
Khó có thể đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho các chỉ tiêu định tính. Do đó, tùy vào mỗi ngân hàng khác nhau sẽ tự xác định tiêu chí cho các chỉ tiêu định tính. Có thể kể đến vài chỉ tiêu như sau:
- Tuân thủ theo cơ sở pháp lý, nguyên tắc và quy trình tín dụng
Hoạt động cho vay có chất lượng phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà Nước: luật các tổ chức tín dụng, các quy chế cho vay, các văn bản của Ngân hàng Nhà Nước và các văn bản có liên quan.
Khi tiến hành hoạt động cho vay, phải luôn đảm bảo tuân thủ các quy trình cho vay, nguyên tắc cho vay vì nó giúp phòng ngừa rủi ro, đánh giá được chất lượng cho vay. Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của ngân hàng Nhà Nước và các NHTM. Có thể kể đến ba nguyên tắc cơ bản:
+ Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay
+ Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn cho vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
+ Ngân hàng chỉ được tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.
Nếu ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, thì ngân hàng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng, từ đó, giúp đưa ra quyết định tài trợ hợp lý, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
- Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu cạnh tranh, phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ cụ thể
Chỉ tiêu trên được thể hiện trong chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng cho ta biết về mục tiêu tài trợ của ngân hàng, là hướng dẫn chung cơ bản cho cán bộ, nhân viên ngân hàng tăng cường chuyên môn và tạo sự thống nhất. Chính sách tín dụng của ngân hàng cũng cho biết được chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng.
- Mức độ thỏa mãn như cầu tài trợ của khách hàng và chi phí cho vay
Chất lượng cho vay của ngân hàng với khách hàng được cho là tốt khi mà ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Để đảm bảo yêu cầu trên, ngân hàng cần có hệ thống đánh giá, dự báo, phân tích nhu cầu của khách hàng thật chính xác, từ đó nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời, việc đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng một cách nhanh chóng giúp làm tăng thêm uy tín của ngân hàng.
- Đóng góp của hoạt động cho vay của ngân hàng vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Thông qua cho vay đối với các DNVVN thì các ngân hàng đã đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, tăng việc làm, thúc đẩy sản xuất... Tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu khó có thể đánh giá chính xác.
Các chỉ tiêu định lượng
Vì các chỉ tiêu định tính rất khó xác định hiệu quả thực hiện nên người ta thường sử dụng các chỉ tiêu định tính làm các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng của hoạt động cho vay. Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng với các NHTM, thông qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định một cách tương đối chính xác về chất lượng cho vay đối với các DNVVN của ngân hàng. Do đó, việc tính toán cần đảm bảo sự chính xác và đầy đủ.
Thứ nhất, doanh số cho vay đối với DNVVN
Doanh số cho vay dối với DNVVN thể hiện tổng lượng vốn mà ngân hàng đã cho các DNVVN vay trong một thời kỳ cụ thể. Nó được tính bằng cách cộng dồn các khoản cho vay trong một thời kỳ. Con số này thể hiện xu hướng hoạt động cho vay đối với DNVVN là tăng hay giảm.
Ngoài sử dụng giá trị tuyệt đối để cho thấy xu hướng cho vay với DNVVN, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm: Tỷ lệ tăng trưởng DSCV = 1 1 − − − n n n DSCV DSCV DSCV
Thứ hai, dư nợ cho vay đối với DNVVN
Chỉ tiêu trên phản ánh số vốn của ngân hàng đang cho các DNVVN vay tại một thời điểm cụ thể. Nó được tính trên số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Cùng với chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu trên cũng dùng để đánh giá mức độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu mà ngân hàng phải theo dõi thường xuyên để biết tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Nếu dư nợ cuối kỳ thấp và có xu hướng giảm, nó phản ánh chất lượng cho vay thấp vì hoạt động cho vay không thu hút khách hàng, không được mở rộng. Nếu dư nợ cuối kỳ cao và có sự tăng trưởng đều đặn thì nó phản
ánh sự mở rộng tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá được chất lượng cho vay đối với DNVVN thì chỉ tiêu này còn phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách toàn diện.
Tỷ lệ tăng trưởng DNCV = 1 1 − − − n n n DNCV DNCV DNCV
Nếu cả hai chỉ tiêu trên đối với DNVVN cùng cao và với tốc độ tăng trưởng của hai chỉ tiêu này đều cùng dương thì chứng tỏ ngân hàng đang có tăng trưởng trong cho vay đối với DNVVN, sản phẩm cho vay của ngân hàng đã có uy tín và thu hút khách hàng. Qua đó, nhu cầu về vốn của DNVVN được ngân hàng đáp ứng tốt. Mặc dù vậy, để xét xem chất lượng cho vay đối với DNVVN có thực sự tốt, ta vẫn cần xét thêm đến các chỉ tiêu về thu nợ khác.
Thứ ba, vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng =
Đây là một chỉ tiêu các NHTM thường tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn cho vay và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nếu vòng quay càng lớn thì ngân hàng sẽ có số vốn lớn và từ đó mà thu lãi được tù vốn vay cũng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng vốn hiệu quả hơn. Khả năng quay vòng vốn của các DNVVN càng nhanh, ngân hàng càng có thể đáp ứng được nhiều và kịp thời nhu cầu cho vay với các DNVVN có nhu cầu về vốn. Do vậy, chỉ tiêu này càng cao kết hợp với các chỉ tiêu khác dẫn đến chất lượng cho vay đối với DNVVN càng cao.
Thứ tư, tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về chất lượng cho vay đối với DNVVN của ngân hàng. Mức độ an toàn của hoạt động cho vay đối với DNVVN cũng được
phản ánh qua chỉ tiêu này. Do đó, đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay với DNVVN của các NHTM:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Quyết định 493/2005/ QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 đã quy định về phân loại nợ, trích lập, dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Các khoản nợ quá hạn gồm có: nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).
Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh nguy cơ mất vốn của ngân hàng, đồng thời là nguy cơ giảm thu nhập của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh khoản nếu tỷ lệ này quá cao. Vì vậy, khi ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ được đánh giá là chất lượng cho vay thấp. Tuy nhiên, khi ngân hàng có tỷ lệ này thấp thì cũng chưa thể kết luận là chất lượng cho vay đối với DNVVN là tốt. Ta vẫn phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng cho vay DNVVN của ngân hàng. Vì khi tỷ lệ này thấp, có thể ngân hàng đang theo đuổi chính sách cho vay an toàn, ít rủi ro với khách hàng DNVVN nên không mở rộng cho vay nhiều với loại hình này nên tỷ lệ tăng trưởng dư nợ và doanh số sẽ thấp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ quá hạn của các DNVVN. Có thế là nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp như trình độ quản lý sản xuất yếu kém, công nghệ lạc hậu… hoặc do sự thay đổi của các nguyên nhân khách quan như: sự bất ổn của nền kinh tế, sự thay đối chính sách kinh tế... Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ trình độ đánh giá, phân tích yếu kém của cán bộ tín dụng khi phân tích các khoản vay không có khả năng hoàn trả ngay từ khi xét hồ sơ tín dụng.
Nhìn chung, các nguyên nhân trên đều đánh giá được khi tỷ lệ nợ quá hạn các DNVVN cao thì chất lượng cho vay của ngân hàng đương nhiên là thấp.
Thứ năm, tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ khó đòi (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Chỉ tiêu này bổ sung cho chỉ tiêu trên bởi nếu xét chỉ tiêu nợ quá hạn thì các khoản nợ quá hạn thì phần lớn có thể là nợ cần chú ý, ngân hàng có thể cơ cấu lại các món nợ.