Cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao Dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 57)

Tính đến hết năm 2011, số lượng doanh nghiệp do SGD MB quản lý là 1.437 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp lớn được SGD MB cho vay và cung cấp các dịch vụ khác là 11 doanh nghiệp, còn lại 1436 doanh nghiệp đều là DNVVN. Cơ cấu cho vay như vậy giúp ngân hàng tập trung cao vào loại hình cho vay DNVVN, sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng cho vay DNVVN hơn. Tuy nhiên, từ đặc điểm của DNVVN là rất đa dạng và phong phú về hoạt động, tổ chức… cũng là khó khăn cho hoạt động cho vay của chi nhánh.

Tình hình dư nợ cho vay của DNVVN tại SGD MB qua các năm

Từ năm 2007 – 2011, dư nợ của DNVVN tại Sở giao dịch liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy Sở giao dịch vẫn luôn tập trung mở rộng cho vay đối với các DNVVN và xu hướng này vẫn tiếp tục được phát triển.

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 2.4 Dư nợ cho vay đối với các DNVVN tại SGD MB

Năm 2011, dư nợ thời điểm đối với DNVVN tại Sở giao dịch là 2.820 tỷ đồng, tăng gần 700 tỷ đồng so với năm 2010 và tăng hơn gấp đôi so với năm 2009. Mặc dù nền kinh tế vừa mới thoát khỏi khủng hoảng năm 2008, lãi suất huy động cao dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo và các DNVVN vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi nền kinh tế vẫn chưa thực sự được phục hồi, nhưng SGD MB vẫn có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Điều này có thể được giải thích là SGD MB luôn là chi nhánh dẫn đầu về mọi mặt trong ngân hàng Quân Đội, tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp trong địa bàn. Từ đó, Sở giao dịch không những đã xây dựng được các khách hàng truyền thống mà vẫn luôn khai thác được thị trường để mở rộng cho vay. Để đánh giá cụ thể về chất lượng cho vay đối với các DNVVN hơn nữa, chúng ta còn phải xem xét các chỉ tiêu khác nữa.

Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN phân theo kỳ hạn

Về giá trị tuyệt đối, cả 2 chỉ tiêu vay ngắn hạn và vay trung hạn đều có sự tăng trưởng qua các năm, còn về giá trị tương đối thì tỉ lệ dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ của DNVVN tại SGD MB dao động trong khoảng từ 22 – 28%. Vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng chiếm tỷ lệ lớn hơn vào

năm những năm cuối nhưng tốc độ tăng là không đáng kể. Các DNVVN tại SGD MB không có vay dài hạn.

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ DNVNN 503 100% 728 100% 1.314 100% 2.198 100% 2.820 100% Vay ngắn hạn 377 75% 527 72% 973 74% 1.708 77% 2.204 78% Vay trung hạn 126 25% 201 28% 341 26% 490 23% 616 22% Vay dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

Nguồn : Số liệu thống kê qua các năm của Sở giao dịch MB

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo kỳ hạn

Như vậy, tốc độ tăng cho vay trung hạn cho thấy chi nhánh không chỉ cấp tín dụng cho DNVVN phục vụ cho vay lưu động nữa, mà đã phục vụ cho cả hoạt động đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất. Cho vay trung hạn thường đi kèm theo lợi nhuận thu được lớn hơn do lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, việc cho vay trung hạn đối với DNVVN cũng kèm những rủi ro tiềm ẩn do đầu tư lâu dài, những biến động của thị trường… Do đó, khi cho vay trung hạn, ngân hàng thường phải thận trọng và đối tượng cho vay phải là những khách hàng có quan hệ lâu dài, có uy tín với ngân hàng.

Những khách hàng mà SGD MB xét cho vay trung hạn là những doanh nghiệp quy mô vừa, những khách hàng đã có những uy tín và vị trí nhất định trên thị trường: Hyundai Motor, Cty Cadisum… Nếu hiệu quả cho vay tốt thì chi nhánh sẽ tăng uy tín của mình trong hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao Dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w