- Chuyển đổi phương thức đào tạo niên chế sang tín chỉ: Đây được xem là một phương thức đào tạo đem lại hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, đào tạo tín chỉ đòi hỏi phải có đủ nguồn nhân lực và điều kiện đi kèm, để đào tạo tín chỉ đòi hỏi nhà trường
phải thay đổi cách quản lý, nhà giáo phải thay đổi cách dạy và người học phải thay đổi cách học, điều này đang là thách thức cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
- Theo quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020”, kế hoạch chiến lược phát triển Trường CĐ KT - KT KG giai đoạn 2011 – 2020 chịu những tác động chung như sau:
+ Định hướng quy mô đào tạo của các nhóm trường ĐH, CĐ thì Trường CĐ KT - KT KG thuộc nhóm trường CĐ đa ngành, đa cấp, sẽ phải cạnh tranh nguồn tuyển sinh với các trường trong vùng như: Các trường Đại học trọng điểm vùng, các trường ĐH, học viện đào tạo các ngành nghề kỹ thuật – công nghệ, kinh tế, luật và các lĩnh vực khác có gắn với kinh tế – kỹ thuật vùng ĐBSCL. Ngoài ra còn có hệ thống trường CĐ nghề và TCN địa phương, các trường liên kết đào tạo với ĐH – CĐ địa phương.
+ Trong những ngành nghề đào tạo được ưu tiên như khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ thông tin, công nghệ cơ điện tử và tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đào tạo giáo viên và chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ thì Trường CĐ KT–KT KG chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ với năng lực cạnh tranh không cao.
+ Cơ cấu trình độ đào tạo: Xu hướng giảm dần tỷ trọng sinh viên đại học so với tổng số sinh viên đại học, cao đẳng từ mức chiếm 72% vào năm 2010, chiếm 64% vào năm 2015 và chiếm 56% vào năm 2020 sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh lớn giữa các trường ĐH – CĐ trong vùng, trong đó Trường CĐ KT–KT KG không nằm trong nhóm có ưu thế. Tiếp tục thành lập mới các trường TCCN và mở rộng các chương trình đào tạo TCCN trong các trường cao đẳng, cao đẳng cộng đồng, nghiên cứu phát triển hệ cao đẳng 2 năm sẽ là những yếu tố cạnh tranh không nhỏ đối với nhà trường.
+ Phân bố mạng lưới trường ĐH, CĐ trong vùng ĐBSCL và lân cận như sau: Vùng ĐBSCL dự kiến có khoảng 70 trường vào năm 2020 và hiện tại đã có 30 trường (11 đại học và 19 cao đẳng). Như vậy, với vị trí địa lý không thuận lợi, Trường CĐ KT – KT KG sẽ chịu áp lực lớn trong việc tìm nguồn tuyển sinh.
+ Phân bố sinh viên, mạng lưới trường theo vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ điều chỉnh giảm dần tỷ lệ sinh viên của vùng chiếm từ 26% hiện nay và đến năm 2020 sẽ là 24% so với tổng quy mô sinh viên của cả nước. Chính sách thu hút đầu tư thành lập một số trường ĐH 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với nhà trường.
- Sự phân luồng trong giáo dục nghề nghiệp: Xu hướng xã hội trọng “bằng cấp”, hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn con em họ có được ít nhất là tấm bằng đại học, việc học ở các trình độ thấp hơn chỉ là giải pháp tình thế. Điều này sẽ đưa đến tình trạng “bỏ qua” bậc cao đẳng ở những ngành nghề có liên thông thẳng từ TCN, CĐ nghề, TCCN lên Đại học. Tác động này gây ảnh hưởng đến các hoạch định về đầu tư trang bị cơ sở vật chất, chuẩn bị đội ngũ nhân sự nhưng không có SV để theo học.
- Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: Trong xu thế đổi mới giáo dục đại học, việc kiểm định chất lượng giáo dục của các trường CĐ – ĐH đã được triển khai phải đi kèm một hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý để đưa bộ tiêu chuẩn này trở thành hiện thực. Điều này thật sự là thách thức đối với các trường cao đẳng do địa phương quản lý trong điều kiện không đủ các nguồn lực trong một thời gian ngắn để thực hiện.
- Tự chủ về tài chính đối với các cơ sở GDĐH: Cơ chế tài chính tự chủ đã làm tăng tính chủ động, tạo thế chủ động cho các cơ sở GDĐH huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển giáo dục và khai thác triệt để các nguồn lực hiện có. Tuy nhiên việc tự chủ cũng tạo nên áp lực rất lớn về công tác tài chính tại các cơ sở GDĐH, kinh nghiệm của các nước phần chi thường xuyên chỉ chiếm 40%, còn lại 60% dùng để tái đầu tư, tuy nhiên đối với các cơ sở GDĐH ở Việt Nam những năm qua các khoảng chi thường xuyên bình quân là 60%, còn lại để tái đầu tư là rất ít chỉ khoảng 40%, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển nguồn lực phục vụ cho quá trình đào tạo.