Xác định ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix)

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật kiên giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 52)

Từ 15 tiêu chí về cơ hội và 18 tiêu chí về thách thức, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê và chọn ra 10/15 tiêu chí cơ hội và 10/18 tiêu chí thách thức được chọn nhiều nhất. Sau đó quy đổi tương đương để đồng nhất số lượng chọn do có độ chênh lệch tiêu chí giữa cơ hội và thách thức.

Trong 10 tiêu chí được chọn, chúng tôi nhận thấy có thể nhập thành 5 nhóm tiêu chí đồng dạng để dễ dàng cho việc xử lý tổ hợp ma trận SWOT sau này nên đã nhóm tiêu chí thành từng đôi một và giá trị khảo sát sẽ bằng giá trị khảo sát trung bình của 2 tiêu chí được nhóm. Như vậy, nhóm tiêu chí cơ hội trở thành 5 tiêu chí lớn và nhóm tiêu chí thách thức cũng thành 5 nhóm tiêu chí lớn.

Chúng tôi sử dụng kỹ thuật tách nhóm kết hợp phân đoạn tiêu chí chọn để xác định đồng thời cùng lúc 2 tham số của ma trận là trọng số và phân loại.

+ Xác định trọng số: Trọng số của yếu tố sẽ bằng giá trị khảo sát/tổng giá trị của các yếu tố được chọn.

+ Xác định mức độ quan trọng – phân loại: dựa trên giá trị khảo sát theo phương pháp chuyên gia của các thành viên trong hội đồng trường, trên cơ sở xu hướng hưởng ứng (cơ hội) hoặc đáp ứng (thách thức) của nhà trường, với mức 1 là mức thấp và mức 4 là mức cao.

Bảng 3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài TT Tiêu chí Số lượng Trọng số Phân loại Điểm

1 Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh

nhà và khu vực là rất lớn. 62 0.121 4 0.48

2

Cơ chế chính sách đổi mới tạo môi trường làm việc có tính cạnh tranh, công tác hướng nghiệp dạy nghề cho thanh niên từng bước được đẩy mạnh.

51 0.099 3 0.30

3

Nhiều dự án trọng điểm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã và đang được đầu tư mạnh mẽ, các lĩnh vực kinh tế, thương mại dịch vụ thế mạnh được phát huy tốt.

43 0.084 3 0.25

4

Xu hướng vào đại học tiếp tục tăng mạnh, các giá trị về học tập được đánh giá cao trong thời đại mới.

57 0.111 3 0.33

5

Việc tiếp cận công nghệ hiện đại, đào tạo đại học, sau đại học trong và ngoài nước bằng nhiều nguồn vốn là giải pháp cốt lõi trong kế hoạch phát triển của Tỉnh.

58 0.114 3 0.34

6

Ngân sách đầu tư cho GD – ĐT và dạy nghề thấp, chính sách thu hút nguồn nhân lực tiền lương chưa hợp lý, chi phí đào tạo tăng hàng năm.

60 0.118 2 0.24

7

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, người sử dụng lao động yêu cầu ngày càng cao đối với sinh viên tốt nghiệp xin việc.

42 0.083 2 0.17

8

Hoạt động KH – CN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhà trường chưa có ngành nghề đặc trưng, thể hiện ưu thế của trường.

41 0.080 3 0.24

9

Thông tin lao động – việc làm không đầy đủ, khó dự báo và nắm bắt thị trường được nhu cầu đào tạo của người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41 0.080 3 0.24

10

Có nhiều cơ sở đào tạo khác cạnh tranh rất mạnh mẽ, xu thế cung cấp giáo dục đại học của nước ngoài đang thâm nhập mạnh và dần chiếm ưu thế.

56 0.110 2 0.22

Tổng cộng 508 1.000 2.81

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến SWOT và kết quả khảo sát các thành viên trong hội đồng trường (năm 2011)

Theo ma trận EFE – Ma trận đánh giá tiềm năng cơ hội và thách thức tương lai cho thấy: hiện tại nhà trường đạt được 2,81/4,0 điểm, tương ứng mức 0,7 – loại tương đối thuận lợi.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật kiên giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 52)