Chiến lược phát triển cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật kiên giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 75)

3.2.5.1 Mục tiêu tổng quát

Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng: Khu làm việc, khu giảng đường, ký túc xá, khu sinh hoạt văn hóa thể thao, thư viện, xưởng trại thực tập, phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn qui định đối với trường cao đẳng.

3.2.5.2 Các giải pháp thực hiện

Giải pháp 1. Tăng diện tích xây dựng theo tiêu chuẩn qui định đối với trường CĐ. Giải pháp 2. Tăng cường phương tiện thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo và NCKH.

3.2.5.3 Các chỉ số thực hiện

Các giải pháp Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020

Giải pháp 1. Tăng diện tích xây dựng theo tiêu chuẩn qui định đối với trường CĐ.

- Quy mô HS-SV là 4.500, Tổng nhu cầu diện tích xây dựng theo tiêu chuẩn tăng thêm là 44.550 m2 trong đó: + Khu học tập: 18.000 m2 + Phòng học, giảng đường: 3.150 m2 + Phòng thí nghiệm: 4.800 m2 + Thư viện: 1.800 m2 + Khu hành chính: 4.950 m2 + Ký túc xá: 11.850 m2

- Tổng kinh phí đầu tư là 106,92 tỷ đồng (2.400.000

đồng/m2) trong đó: Đáp ứng

được 60% về nhu cầu diện tích xây dựng tương ứng là 64,152 tỷ đồng.

- Quy mô HS-SV là 6.750 - Tổng nhu cầu diện tích xây dựng tăng thêm là 50.220 m2 trong đó: + Khu học tập: 13.500 m2 + Phòng học, giảng đường: 20.700 m2 + Phòng thí nghiệm: 4.635 m2 + Thư viện: 1.845 m2 + Khu hành chính: 5.355 m2 + Ký túc xá: 12.615 m2

- Tổng kinh phí đầu tư là 120,528 tỷ đồng (2.400.000 đồng/m2).

Giải pháp 2. Tăng cường phương tiện thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo và NCKH.

Trang thiết bị đi kèm chiếm 40% kinh phí xây dựng là 25,6608 tỷ đồng

Trang thiết bị đi kèm chiếm 40% kinh phí xây dựng là 48,211 tỷ đồng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020 được tiến hành có cơ sở khoa học hợp lý. Quá trình phân tích bối cảnh bên ngoài và bên trong đã chỉ ra được những cơ hội rộng mở phía trước cũng như thách thức tiềm tàng bên trong, những điểm mạnh cơ bản cần phát huy cũng như những điểm yếu cần phải khắc phục.

Việc xử lý các ma trận EFE, IFE, ma trận cạnh tranh, ma trận SPACE và QSPM được dựa trên nên tảng kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ tâm huyết, có thời gian công tác lâu năm tại trường, am hiểu đặc điểm nhà trường và tình hình địa phương cũng như khu vực. Từ đó, chiến lược cấp trường được xác định là kết quả cũng việc xem xét thấu đáo nhiều vấn đề liên quan.

Các chiến lược mục tiêu cấp đơn vị được cân nhắc trên nền tảng chiến lược cấp trường đã hoạch định, có xem xét đến các nguồn lực đã, đang và sẽ huy động trong tương lai. Vì thế có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, kế hoạch chiến lược này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.

2. Kiến nghị

Qua quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Tỉnh cần có chính sách đầu tư hợp lý và thỏa đáng để phát triển giáo dục đào tạo theo đúng tinh thần nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư đúng mức cho Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang.

- Nhà trường cần có chính sách phát triển đội ngũ các nhà giáo – nhà khoa học đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

- Các cán bộ viên chức của nhà trường cần nhận thức được sứ mệnh của các nhà giáo – nhà khoa học để rèn luyện, phấn đấu và tu dưỡng cùng nhau xây dựng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang không ngừng phát triển./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh (2008), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) , Dự thảo lần thứ 14-Chiến lược giáo dục Việt nam

giai 2009 – 2020, www.ier.edu.vn.

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Quyết định 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ”.

4. Bộ Lao động, Thương Binh và xã hội (2009), Đề dẫn Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội. 5. Chiến lược phát triển của Trường Cao đẳng Bến Tre giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn

đến năm 2020, (2009), www.cdbt.edu.vn, Bến Tre.

6. Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Chính phủ (2010), Phát biểu tại Hội nghị đầu tư và phát triển ĐBSCL, Cần Thơ.

7. Phan Chánh Dưỡng (2009), Chiến lược phát triển kinh tế vùng của ĐBSCL, Chương trình giảng dạy Fulbright, TP Hồ Chí Minh.

8. ĐBSCL vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam (2009), Chuyên đề kinh tế địa phương, Tạp chí tổng quan (số 2)-2009(số 6).

9. TS Trần Văn Đạt (2006) Phát triển ĐBSCL, Cần Thơ.

10. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21- NXB Giáo Dục Việt Nam.

11. Kế hoạch chiến lược phát triển của Trường Đại Học Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (Dự thảo 1), Trường Đại học Nha Trang, năm 2013.

12. Luật giáo dục 2005, có sửa đổi năm 2009 (2009), NXB Giáo dục.

13. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chiến lược và kế hoạch trong các trường Đại Học và Cao Đẳng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Võ Hồng Phúc Bộ trưởng Bộ KH&ĐT (2010), Bài phát biểu Tại Hội nghị đầu tư và phát triển ĐBSCL, Cần Thơ.

15. PGS.TS Lê Khương Ninh, Ths Trịnh Minh Tân (2011) “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí phát triển kinh tế (số 248).

17. GS.TSKH Lê Ngọc Trà (2008), “Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa’, www.ier.edu.vn, Viện nghiên cứu giáo dục trường ĐH Sư Phạm, TP Hồ Chí Minh.

18. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tỉnh Kiên Giang (2010), Số liệu tình hình hoạt động tổng hợp của những năm 2006-2010, Kiên Giang.

19. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tỉnh Kiên Giang (2011), Sổ tay chất lượng của trường, Kiên Giang.

20. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tỉnh Kiên Giang (2010), Quy chế tổ chức và hoạt động năm 2010, Kiên Giang.

21. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tỉnh Kiên Giang (2010), Qui hoạch giáo viên đi học từ năm 2010-2015, Kiên Giang.

22. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX (24/9/2010)

23. UBND tỉnh Kiên Giang (2007) Về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của tỉnh Kiên Giang. 24. UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 –

2015 Kiên Giang.

25. UBND tỉnh Kiên Giang (2010) Báo cáo tình hình thực hiện phát triển nguồn nhân lực theo nghị quyết 44/2007/NQ.

26. UBND tỉnh Kiên Giang (2012), Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

27. Văn phòng Chính phủ (2008), Kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi họp về chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt nam đến năm 2020.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu lấy ý kiến SWOT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT KIÊN GIANG _______________________

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang đang tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020. Bằng kỹ thuật phân tích SWOT, chúng tôi đã xác định được một số vấn đề cơ bản về: điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) của nhà trường.

Để xây dựng được các mục tiêu, giải pháp phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn, đồng thời đảm bảo tính khoa học của kế hoạch chiến lược, chúng tôi rất cần ý kiến đánh giá các thông tin của chúng tôi một cách chân thực, khách quan từ quý vị.

Do đó, chúng tôi gửi đến quý vị phiếu lấy ý kiến đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang hiện nay và mong muốn được quý vị hợp tác đóng góp ý kiến theo hướng dẫn ghi chú bên dưới.

Chúng tôi đảm bảo các câu trả lời sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ sử dụng kết quả tổng hợp phục vụ công tác nghiên cứu khoa học mà thôi.

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý vị. ---

HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU

Bên phải mỗi câu dẫn đều có một ô trống , quý vị hãy đánh dấu X vào các

câu được chọn theo quy định ở mỗi phần.

---

PHẦN XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

Phần 1: Quý vị hãy chọn 10/15 điểm mạnh của nhà trường được liệt kê trong bảng dưới đây:

ĐIỂM MẠNH Đánh số

chọn

1. Là đơn vị có truyền thống lâu dài và dẫn đầu trong tỉnh về lĩnh vực đào

tạo nghề. 

2. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001:2008. 

3. Cơ cấu Bộ máy tổ chức hợp lý cho phép sử dụng một cách có hiệu quả 

PHIẾU LẤY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC

các nguồn lực của đơn vị.

4. Hệ thống kiểm tra nội bộ thực hiện có hiệu quả từ đó làm hạn chế

những sai sót trong quản lý. 

5. Hoạt động của tất cả các đơn vị trong trường đều có kế hoạch và đảm

bảo được mục tiêu đề ra. 

6. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư bổ sung hàng năm. 

7. Đội ngũ cán bộ GV tăng hàng năm về số lượng lẫn chất lượng. 

8.Phương pháp giảng dạy không ngừng được cải tiến. 

9. Năng lực thực hành và thực tế của HS – SV không ngừng được nâng

cao. 

10. Chủ động trong việc tạo nguồn thu và nguồn thu không ngừng tăng

lên, khai thác nguồn thu từ xã hội hóa giáo dục được đặc biệt chú trọng. 

11. Luôn cải tiến chương trình và nội dung đào tạo của trường theo hướng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tăng kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho HS – SV theo nhu cầu xã hội.

12. Đã tiến hành tổ chức quản lý chất lượng đào tạo theo chuẩn đào tạo

đầu ra đối với với các ngành học. 

13. Không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ của thư viện, thu hút HS –

SV đến nghiên cứu – học tập. 

14. Chủ động tiến hành hội thảo KH&CN các cấp và thường xuyên tham gia các hoạt động sáng tạo KH&CN trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu các mô hình giảng dạy mang tính chất KH&CN.

15. Là thành viên của nhiều Hiệp hội giáo dục đào tạo và có mối quan hệ

hợp tác chặt chẽ với một số trường Đại học uy tín trong và ngoài nước. 

Ngoài những nội dung trên, theo quý vị còn có thêm những điểm mạnh nào:

……… ………

Phần 2: Quý vị hãy chọn 10/17 điểm yếu của nhà trường được liệt kê trong bảng dưới đây:

ĐIỂM YẾU Đánh số

chọn

1. Chưa tiếp cận đầy đủ phương thức quản lý một cơ sở giáo dục bậc đại

học. 

2. Vận hành hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 nhưng còn thụ động, một số quy trình của hệ thống chưa phù hợp với tình hình thực tế. Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa được nhịp nhàng.

3. Cơ sở vật chất đầu tư lạc hậu, vật tư, thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu

chưa đáp ứng được xu thế đào tạo hiện đại. 

4. Việc đánh giá kết quả làm việc hàng tháng làm cơ sở chi cho khoảng thu nhập tăng thêm chưa có tác dụng khuyến khích và tạo động lực phấn đấu.

5. Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục

sinh viên chưa được quan tâm đúng mức. 

6. Cán bộ quản lý còn thiếu, quan niệm quản lý chưa đáp ứng được nhu

cầu đào tạo bậc Cao đẳng. 

7. Số lượng và chất lượng giáo viên trong từng bộ phận chưa đảm bảo tính

cân đối và tương xứng với số lượng SV. 

8. Việc tiếp cận công nghệ, thiết bị và cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tại

doanh nghiệp của GV còn rất hạn chế. 

9. Số lượng sinh viên đầu vào tăng chưa nhiều và mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, trình độ đầu vào của sinh viên là tương đối thấp và động lực học tập chưa cao.

10. Hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn theo địa chỉ, theo yêu cầu doanh

nghiệp còn thiếu tính chủ động, chủ yếu vẫn còn chờ đơn đặt hàng. 

11. Các chương trình đào tạo ngắn hạn chưa được phong phú, chưa khai thác hết tiềm lực chuyên môn của các đơn vị, thường tập trung vào một số lĩnh vực quen thuộc.

12. Nhận thức của cán bộ, GV về NCKH chưa đúng, chưa xem hoạt động NCKH là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, có tư tưởng ngại khó, ngại khổ, tránh né hoạt động NCKH. Các hoạt động sinh hoạt học thuật, hội thảo khoa học cấp khoa rất ít và chất lượng chưa cao, hoạt động hợp tác nghiên cứu trong và ngoài trường còn đơn lẻ, rời rạc và chưa thường xuyên.

13. Thiếu cán bộ giỏi đầu ngành, đủ năng lực định hướng và triển khai hoạt động NCKH chuyên sâu. Thiếu cơ chế đãi ngộ hiệu quả trong tuyển dụng hoặc hợp tác NCKH.

14. Kinh phí NCKH không nhiều và chưa được phân bổ rõ ràng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH còn thiếu rất nhiều và không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, cũ kỹ.

15. Cán bộ, giáo viên chưa chủ động nắm bắt thông tin phục vụ công việc

bản thân. 

16. Chưa đánh giá được chất lượng chương trình đào tạo so với yêu cầu xã

hội . 

17. Hoạt động thư viện chưa thỏa mãn yêu cầu đào tạo theo hướng tích

Ngoài những nội dung trên, theo quý vị còn có thêm những điểm yếu nào:

……..……… ……… ………

Phần 3: Quý vị hãy chọn 10/15 cơ hội đối với sự phát triển của nhà trường được liệt kê trong bảng dưới đây:

CƠ HỘI Đánh số

chọn

1. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh nhà và khu vực là rất lớn. 

2. Cơ chế quản lý theo hướng giao quyền tự chủ, tự quyết định, tự chịu

trách nhiệm, tạo cơ hội để các cơ sở GDĐT phát triển lành mạnh. 

3. ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng khá cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu vực đã và đang được đầu tư mạnh mẽ,

nhiều dự án trọng điểm cấp quốc gia đã hình thành và được triển khai. 

5. Công tác quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp ở địa

phương có nhiều tiến bộ, quan hệ đối ngoại, hợp tác được đẩy mạnh. 

6. Các lĩnh vực kinh tế thế mạnh được phát huy tốt, hoạt động thương mại

dịch vụ tăng trưởng cao, hoạt động tín dụng – ngân hàng phát triển mạnh 

7. Cơ cấu các ngành, thành phần kinh tế và lao động có sự chuyển dịch

quan trọng theo hướng có lợi. 

8. Hoạt động giải quyết việc làm khá tốt, công tác hướng nghiệp dạy nghề

cho thanh niên từng bước được đẩy mạnh. 

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật kiên giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)