2.2.1 Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà trường được thực hiện theo Điều lệ trường Cao đẳng và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường được tăng hàng năm về số lượng lẫn chất lượng, đến nay đã có 231 CBGV (nữ: 75), trong đó CBQL là 33, CB giảng dạy là 163. Trình độ trên ĐH là 63 (27,3%), ĐH, CĐ là 125 (54,1%), GVDN & trình độ khác là 43 (18,6%). Số GV giữ ngạch giáo viên cao cấp trung học và giảng viên là 43 người (tăng 41 giảng viên so với khi mới thành lập trường năm 2006). Về độ tuổi đa số là CBGV trẻ, tập trung ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi chiếm 76,2%, từ 41 – 50 tuổi chiếm 13,1%, trên 50 tuổi là 7,2%. Đây là một đặc điểm thuận lợi để quy hoạch nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ phục vụ cho nhà trường thời gian tới.
Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CBGV rất được chú ý, hàng năm có trên 200 lượt CBGV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Năm 2010 có 279 lượt, trong đó học dài hạn là 59 (NCS: 2, cao học: 38, đại học: 19), bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là 220 lượt.
Số giáo viên có khả năng sử dụng được ngoại ngữ còn chiếm tỷ lệ thấp, nên khó đáp ứng điều kiện xin học bổng học ở nước ngoài. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên phân bố chưa đồng đều giữa các khoa. Việc tiếp cận công nghệ và cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp của GV còn ít. Điều kiện thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các nơi khác về công tác tại trường chưa thực sự hấp dẫn.
2.2.2 Qui mô, cơ cấu ngành nghề
Giai đoạn 2006 – 2010, nhà trường phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Quy mô đào tạo tăng bình quân là 15% – 20%/năm, ngành nghề đào tạo liên tục mở rộng.
Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện đào tạo vừa học vừa làm, đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp (đào tạo lớp Kỹ thuật viên sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Holcim, các lớp nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn thuộc hệ CĐ nghề & TCN tại Phú Quốc, các lớp dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng bậc thợ, an toàn lao động cho các công ty, xí nghiệp trong tỉnh).
Tuy nhiên, cơ cấu ngành nghề đào tạo đang mất cân đối, các ngành kinh tế, xây dựng không ngừng tăng, trong khi các ngành nghề có thế mạnh của trường như: Cơ khí, Nông nghiệp, Điện – Điện tử lại giảm.
2.2.3 Đổi mới phương pháp, chất lượng đào tạo
Chương trình đào tạo liên tục được cải tiến. Các hoạt động tập huấn các phương pháp dạy học tích cực, thao giảng cấp trường, hội giảng toàn quốc, công tác dự giờ và đánh giá tiết giảng được tiến hành thường xuyên, làm cho chất lượng giảng dạy của giảng viên từng bước được cải thiện rõ nét. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên đã được ứng dụng vào hoạt động giảng dạy.
Đã xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho 10 ngành đào tạo trình độ cao đẳng, 13 ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Công bố chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tổ chức công tác đào tạo tiếng Anh theo chuẩn TOEIC.
Trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá, trong năm 2010 đã gửi đến Bộ GD&ĐT báo cáo tự đánh giá năm 2008 – 2009 lần 1. Tính đến cuối tháng 12/2010, có 32/55 tiêu chí, đạt 58,2% so với yêu cầu tối thiểu của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
2.2.4 Tài chính và đầu tư
Trường đang thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
Đời sống vật chất của CBGV ngày một nâng lên, ngoài việc chi trả tiền lương theo chế độ qui định, nhà trường còn chi trả phần thu nhập tăng thêm là 0,5 lần so với mức lương cơ bản cho CBGV trên cơ sở thu nhập từ dịch vụ đào tạo.
Tuy nhiên, khả năng cung cấp tài chính của nhà nước để mở rộng phát triển đào tạo còn hạn hẹp.
2.2.5 Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo
Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất cao. Việc phân khu chức năng (khối học tập, thí nghiệm, khối phục vụ học tập, khối hiệu bộ - hành chính, khu thể dục thể thao, khu nội trú) chưa được rõ ràng. Kiến trúc cảnh quan lộn xộn, hạ tầng kỹ thuật thiếu và lạc hậu, chưa đảm bảo yêu cầu sử dụng.
Bình quân diện tích đất cho một sinh viên trong trường còn thấp so với quy định [4]. Hầu hết diện tích chỉ để cho khu học tập, do đó đã dẫn đến mật độ xây dựng quá cao (60%) so với tiêu chuẩn hiện hành qui định (20 – 25%). Trong khi đó, 2 khu quan trọng là khu thể dục thể thao, ký túc xá sinh viên và các công trình phụ trợ hầu như thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Các thiết bị đào tạo hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu thực hành thí nghiệm. Trường đã đầu tư nhiều phòng máy tính phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, số máy tính trang bị cho giảng viên và sinh viên còn rất thấp, tính trung bình có 2 giảng viên/máy tính và trung bình cứ 6,2 sinh viên mới có 1 máy tính, nhà trường đã nối mạng Internet trong toàn trường, có mạng nội bộ.
Thư viện hiện có 3 phòng đọc với diện tích trung bình mỗi phòng 100 m2. Tuy
nhiên, khả năng đáp ứng nhu cầu đọc sách của sinh viên còn thấp, trung bình 30 sinh viên mới có một chỗ ngồi. Số đầu sách, tài liệu/SV là 1,3 (4.264 đầu sách/ 3.300 SV), tỷ lệ này khá thấp so với tỷ lệ trung bình là 5,0 (16.216 sách/3.300 SV).
2.2.6 Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Số lượng CB có trình độ trên đại học tăng hơn 3 lần. Tuy nhiên, số lượng CB có kỹ năng NCKH tốt thì vẫn còn hạn chế, hầu hết các đơn vị thiếu CB giỏi, đầu ngành, đủ năng lực định hướng và triển khai hoạt động NCKH chuyên sâu, thiếu cơ chế đãi ngộ thỏa đáng.
Hoạt động hợp tác quốc tế đã được nhà trường quan tâm triển khai và đã có quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị viện, trường, doanh nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, hoạt động này chưa đi vào chiều sâu, mà chỉ dừng lại ở mức thăm dò, tìm hiểu là chính.
2.2.7 Quản trị nhà trường
Công tác này còn nhiều điểm hạn chế. Việc đánh giá kết quả công tác của cán bộ - giảng viên chưa có tác dụng tích cực, chưa có những biện pháp hiệu quả để thu hút nhân tài về trường và khai thác tiềm năng – chất xám của đội ngũ cán bộ - giảng viên của nhà trường.
Công tác kiểm soát tài chính chặt chẽ là một trong những thế mạnh của nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động tài chính của trường chỉ mới dừng ở mức tổ chức thu – chi và kiểm soát sử dụng tài chính.
Nhà trường đã vận hành hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 và thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT.
Đến cuối năm 2010, hoạt động truy cập, tiếp cận thông tin mở và trao đổi thông tin qua hệ thống email đã trở nên phổ biến. Các dạng cung cấp, trao đổi thông tin khác như bảng tin, thông báo trực tiếp được sử dụng rộng rãi phù hợp với nội dung thông tin. Tuy nhiên, công tác quản trị website vẫn còn một số hạn chế cơ bản như thông tin nghèo nàn, chậm cập nhật, mức độ tương tác giữa các thành viên truy cập chưa nhiều.
2.2.8 Phát triển và cung ứng dịch vụ xã hội
Nhà trường hiện có 4 trường đại học chính thức liên kết đào tạo như: Đại học sư
phạm kỹ Thuật TP HCM, Đại học Nha Trang,Đại học Bình Dương, Đại học An Giang.
Đối với các cơ sở đào tạo trong tỉnh và các doanh nghiệp, nhà trường đã thực hiện liên kết, tổ chức đào tạo với một số đơn vị như: Phòng Giáo dục, Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, Sở GD&ĐT, Sở LĐ TB&XH, Sở Nội vụ, Nhà máy Xi măng Hòn Chông, Công ty Holcim, Công ty CP Bao bì Hà Tiên, Công ty Cơ khí Kiên Giang.
Nhìn chung, hoạt động liên kết đào tạo đã giúp nhà trường đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực cũng như thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn nhiều hạn chế và thụ động trước sự vận động của thị trường lao động.
2.3 Phân tích bối cảnh
2.3.1 Bối cảnh quốc tế và Việt Nam
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế buộc các trường đại học trên thế giới phải tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 – 2020 [2] ra đời đã tạo ra bước chuyển căn bản của giáo dục Việt Nam trong những thập niên tới.
Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đất nước còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động được đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực được đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục. [17]
2.3.2 Bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Kiên Giang
Đồng bằng sông Cửu Long [7,8], với vị trí là một bán đảo, có 3 mặt Đông, Nam
và Tây Nam giáp biển, có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 vùng biển
chủ quyền Việt Nam, phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia dài khoảng 330 km và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn của Việt Nam hiện nay.
Kiên Giang là tỉnh ở phía Tây của ĐBSCL phía Bắc giáp Vương quốc
Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
- Chính trị: Cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ quốc phòng – an ninh của các cấp được thực hiện khá nề nếp, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân.
Nhiệm vụ quan trọng chính yếu của địa phương là việc xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Kinh tế: GDP toàn vùng ĐBSCL tăng bình quân trên 11,8%/năm, riêng năm 2009 trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, GDP toàn vùng vẫn tăng 10,08% so năm 2008.
Kiên Giang kinh tế tăng trưởng đáng kể bình quân đạt 11,6%, tăng hơn giai đoạn trước là 0,5%, cụ thể trong 5 năm qua (2006 – 2010) các ngành, các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, sức cạnh tranh của một số sản phẩm từng bước được cải thiện. Hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp liên tục có bước phát triển ổn định, trong đó khai thác và nuôi trồng thuỷ sản xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.
Định hướng phát triển trong 5 năm (2011 – 2015)[26]: Mức tăng trưởng kinh tế đạt 13%. GDP bình quân đầu người 2.500 – 2.600 USD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, năm 2015 tỷ trọng nông lâm thuỷ sản đạt 30%, công nghiệp - xây dựng 32%, dịch vụ 38%. Tổng mức hàng hoá bán ra tăng bình quân 14 – 15%/năm.
- Xã hội: ĐBSCL thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chống suy giảm kinh tế: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 22% (mục tiêu là 22 – 25%), hộ nghèo giảm từ 21% năm 2005 xuống còn 8% năm 2010.
Kiên Giang, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 27.000 người, trong đó xuất khẩu lao động bình quân 400 người/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15,1% lên 27%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,0% xuống còn 4,5%.
Tuy vậy, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn thấp, nhất là vùng nông thôn sâu, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc Khmer, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và hộ cận nghèo còn cao (chiếm 7,5% tổng số hộ dân). Việc chăm lo cho các đối tượng chính sách chưa tốt, cụ thể là quá trình đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá ở cơ sở còn chậm và khó khăn.
Định hướng phát triển trong 5 năm (2011 – 2015) là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5 – 1,8%/năm. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 52%, trong đó đào tạo nghề 43%.
- Giáo dục – Đào tạo nghề nghịêp: GD&ĐT toàn vùng ĐBSCL có bước phát triển khá tốt, cơ cấu ngành nghề mở ra phong phú, đa cấp, đa lĩnh vực. Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, năm 2009 toàn vùng có 116.119 sinh viên (tăng 21% so năm 2008). Riêng chương trình Mekong phấn đấu đến năm 2015 đào tạo 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học chất lượng cao ở nước ngoài cho toàn vùng.
Theo Bộ LĐ TB&XH [5] thì toàn vùng ĐBSCL hiện có gần 20% lao động nông nghiệp thiếu việc làm, có đến hơn 83,25% lực lượng lao động chưa được đào tạo, thấp hơn mức trung bình so với nhiều vùng khác trong cả nước. Xét về chất lượng hiệu quả đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là do cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, chưa xây dựng tiêu chí chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thông tin thị trường lao động, việc làm chưa đầy đủ và kịp thời, tính liên thông, liên kết trong đào tạo, dạy nghề, giữa đơn vị đào tạo và sử dụng lao động còn nhiều hạn chế.
Hoạt động GD&ĐT của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2010 cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của HSSV. Hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề được đầu tư mở rộng tăng quy mô đào tạo. Số sinh viên đã trúng tuyển vào các trường TCCN, ĐH – CĐ trong và ngoài tỉnh ngày càng tăng, đã góp phần thực hiện tốt
chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học hãy
còn nhiều lạc hậu, một bộ phận đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, chính sách thu hút nguồn nhân lực chưa hiệu quả, nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, thu hút cán bộ có trình độ đại học về cơ sở công tác còn nhiều khó khăn.
- Công nghệ: Vùng ĐBSCL với đặc điểm thuần nông, nên công nghiệp của vùng vẫn trong tình trạng chậm phát triển, quy mô nhỏ bé, thiết bị, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực kỹ thuật cao còn thiếu, tỷ lệ cơ khí hóa trong nông nghiệp còn thấp.
Hoạt động KH&CN đã hướng vào phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng được các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, nhất là nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đã chú trọng gắn kết với thực tiễn.
Tuy nhiên, KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục vụ cho việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và khu vực. Có nhiều đề tài nghiên cứu KH&CN nhưng việc triển khai ứng dụng trong thực tiễn còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.
2.4 Đánh giá tác động chung và phân tích cạnh tranh 2.4.1. Đánh giá tác động chung 2.4.1. Đánh giá tác động chung
2.4.1.1 Những thay đổi mang tính chất vĩ mô của giáo dục đại học hiện nay