Đồng bằng sông Cửu Long [7,8], với vị trí là một bán đảo, có 3 mặt Đông, Nam
và Tây Nam giáp biển, có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 vùng biển
chủ quyền Việt Nam, phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia dài khoảng 330 km và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn của Việt Nam hiện nay.
Kiên Giang là tỉnh ở phía Tây của ĐBSCL phía Bắc giáp Vương quốc
Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
- Chính trị: Cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ quốc phòng – an ninh của các cấp được thực hiện khá nề nếp, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân.
Nhiệm vụ quan trọng chính yếu của địa phương là việc xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Kinh tế: GDP toàn vùng ĐBSCL tăng bình quân trên 11,8%/năm, riêng năm 2009 trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, GDP toàn vùng vẫn tăng 10,08% so năm 2008.
Kiên Giang kinh tế tăng trưởng đáng kể bình quân đạt 11,6%, tăng hơn giai đoạn trước là 0,5%, cụ thể trong 5 năm qua (2006 – 2010) các ngành, các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, sức cạnh tranh của một số sản phẩm từng bước được cải thiện. Hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp liên tục có bước phát triển ổn định, trong đó khai thác và nuôi trồng thuỷ sản xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.
Định hướng phát triển trong 5 năm (2011 – 2015)[26]: Mức tăng trưởng kinh tế đạt 13%. GDP bình quân đầu người 2.500 – 2.600 USD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, năm 2015 tỷ trọng nông lâm thuỷ sản đạt 30%, công nghiệp - xây dựng 32%, dịch vụ 38%. Tổng mức hàng hoá bán ra tăng bình quân 14 – 15%/năm.
- Xã hội: ĐBSCL thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chống suy giảm kinh tế: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 22% (mục tiêu là 22 – 25%), hộ nghèo giảm từ 21% năm 2005 xuống còn 8% năm 2010.
Kiên Giang, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 27.000 người, trong đó xuất khẩu lao động bình quân 400 người/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15,1% lên 27%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,0% xuống còn 4,5%.
Tuy vậy, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn thấp, nhất là vùng nông thôn sâu, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc Khmer, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và hộ cận nghèo còn cao (chiếm 7,5% tổng số hộ dân). Việc chăm lo cho các đối tượng chính sách chưa tốt, cụ thể là quá trình đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá ở cơ sở còn chậm và khó khăn.
Định hướng phát triển trong 5 năm (2011 – 2015) là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5 – 1,8%/năm. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 52%, trong đó đào tạo nghề 43%.
- Giáo dục – Đào tạo nghề nghịêp: GD&ĐT toàn vùng ĐBSCL có bước phát triển khá tốt, cơ cấu ngành nghề mở ra phong phú, đa cấp, đa lĩnh vực. Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, năm 2009 toàn vùng có 116.119 sinh viên (tăng 21% so năm 2008). Riêng chương trình Mekong phấn đấu đến năm 2015 đào tạo 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học chất lượng cao ở nước ngoài cho toàn vùng.
Theo Bộ LĐ TB&XH [5] thì toàn vùng ĐBSCL hiện có gần 20% lao động nông nghiệp thiếu việc làm, có đến hơn 83,25% lực lượng lao động chưa được đào tạo, thấp hơn mức trung bình so với nhiều vùng khác trong cả nước. Xét về chất lượng hiệu quả đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là do cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, chưa xây dựng tiêu chí chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thông tin thị trường lao động, việc làm chưa đầy đủ và kịp thời, tính liên thông, liên kết trong đào tạo, dạy nghề, giữa đơn vị đào tạo và sử dụng lao động còn nhiều hạn chế.
Hoạt động GD&ĐT của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2010 cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của HSSV. Hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề được đầu tư mở rộng tăng quy mô đào tạo. Số sinh viên đã trúng tuyển vào các trường TCCN, ĐH – CĐ trong và ngoài tỉnh ngày càng tăng, đã góp phần thực hiện tốt
chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học hãy
còn nhiều lạc hậu, một bộ phận đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, chính sách thu hút nguồn nhân lực chưa hiệu quả, nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, thu hút cán bộ có trình độ đại học về cơ sở công tác còn nhiều khó khăn.
- Công nghệ: Vùng ĐBSCL với đặc điểm thuần nông, nên công nghiệp của vùng vẫn trong tình trạng chậm phát triển, quy mô nhỏ bé, thiết bị, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực kỹ thuật cao còn thiếu, tỷ lệ cơ khí hóa trong nông nghiệp còn thấp.
Hoạt động KH&CN đã hướng vào phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng được các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, nhất là nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đã chú trọng gắn kết với thực tiễn.
Tuy nhiên, KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục vụ cho việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và khu vực. Có nhiều đề tài nghiên cứu KH&CN nhưng việc triển khai ứng dụng trong thực tiễn còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.