Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật kiên giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 47)

3.1.1.1 Điểm mạnh

1. Là đơn vị có truyền thống lâu dài và dẫn đầu trong tỉnh về lĩnh vực đào tạo nghề. 2. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001:2008.

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý cho phép sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị.

4. Hệ thống kiểm tra nội bộ thực hiện có hiệu quả từ đó làm hạn chế những sai sót trong quản lý.

5. Hoạt động của tất cả các đơn vị trong trường đều có kế hoạch và đảm bảo được mục tiêu đề ra.

6. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư bổ sung hàng năm.

7. Đội ngũ cán bộ GV tăng hàng năm về số lượng lẫn chất lượng.

8.Phương pháp giảng dạy không ngừng được cải tiến.

10. Chủ động trong việc tạo nguồn thu và nguồn thu không ngừng tăng lên, khai thác nguồn thu từ xã hội hóa giáo dục được đặc biệt chú trọng.

11. Luôn cải tiến chương trình và nội dung đào tạo của trường theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho HS – SV theo nhu cầu xã hội.

12. Đã tiến hành tổ chức quản lý chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra đối với với các ngành học.

13. Không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ của thư viện, thu hút HS – SV đến nghiên cứu – học tập.

14. Thường xuyên tham gia các hoạt động sáng tạo KH&CN trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu các mô hình giảng dạy mang tính chất KH&CN.

15. Là thành viên của nhiều Hiệp hội giáo dục đào tạo và có mối quan hệ hợp

tác chặt chẽ với một số trường Đại học uy tín trong và ngoài nước.

3.1.1.2 Điểm yếu

1. Chưa tiếp cận đầy đủ phương thức quản lý một cơ sở giáo dục bậc đại học. 2. Vận hành hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 nhưng còn thụ động, một số quy trình của hệ thống chưa phù hợp với tình hình thực tế. Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa được nhịp nhàng.

3. Cơ sở vật chất đầu tư lạc hậu, vật tư, thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu chưa đáp ứng được xu thế đào tạo hiện đại.

4. Việc đánh giá kết quả làm việc hàng tháng làm cơ sở chi cho thu nhập tăng thêm chưa có tác dụng khuyến khích và tạo động lực phấn đấu.

5. Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục sinh viên chưa được quan tâm đúng mức.

6. Cán bộ quản lý còn thiếu, quan niệm quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo bậc Cao đẳng.

7. Số lượng và chất lượng GV trong từng bộ phận chưa đảm bảo tính cân đối và tương xứng với số lượng SV.

8. Việc tiếp cận công nghệ, thiết bị và cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp của GV còn rất hạn chế.

9. Số lượng SV đầu vào tăng chưa nhiều và mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, trình độ đầu vào của sinh viên là tương đối thấp và động lực học tập chưa cao.

10. Hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn theo địa chỉ, theo yêu cầu doanh nghiệp còn thiếu tính chủ động, chủ yếu vẫn còn chờ đơn đặt hàng.

11. Các chương trình đào tạo ngắn hạn chưa được phong phú, chưa khai thác hết tiềm lực chuyên môn của các đơn vị, thường tập trung vào một số lĩnh vực quen thuộc.

12. Nhận thức của cán bộ, GV về NCKH chưa đúng, chưa xem hoạt động NCKH là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, có tư tưởng ngại khó, ngại khổ, tránh né hoạt động NCKH. Các hoạt động sinh hoạt học thuật, hội thảo khoa học cấp khoa rất ít và chất lượng chưa cao, hoạt động hợp tác nghiên cứu trong và ngoài trường còn đơn lẻ, rời rạc và chưa thường xuyên.

13. Thiếu cán bộ giỏi đầu ngành, đủ năng lực định hướng và triển khai hoạt động NCKH chuyên sâu. Thiếu cơ chế đãi ngộ thỏa đáng trong tuyển dụng hoặc hợp tác NCKH.

14. Kinh phí NCKH không nhiều và chưa được phân bổ rõ ràng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH còn thiếu rất nhiều và không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, cũ kỹ.

15. Cán bộ, giáo viên chưa chủ động nắm bắt thông tin phục vụ công việc. 16. Chưa đánh giá được chất lượng chương trình đào tạo so với yêu cầu xã hội. 17. Hoạt động thư viện chưa thỏa mãn yêu cầu đào tạo theo hướng tích cực.

3.1.1.3 Những cơ hội

1. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh nhà và khu vực là rất lớn.

2. Cơ chế quản lý theo hướng giao quyền tự chủ, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm, tạo cơ hội để các cơ sở GD&ĐT phát triển lành mạnh.

3. ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng khá cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu vực đã và đang được đầu tư mạnh mẽ, nhiều dự án trọng điểm cấp quốc gia đã hình thành và được triển khai.

5. Công tác quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương có nhiều tiến bộ, quan hệ đối ngoại, hợp tác được đẩy mạnh.

6. Các lĩnh vực kinh tế thế mạnh được phát huy tốt, hoạt động thương mại dịch vụ tăng trưởng cao, hoạt động tín dụng – ngân hàng phát triển mạnh.

7. Cơ cấu các ngành, thành phần kinh tế và lao động có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng có lợi.

8. Hoạt động giải quyết việc làm khá tốt, công tác hướng nghiệp dạy nghề cho thanh niên từng bước được đẩy mạnh.

9. Hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề được phát triển mạnh mẽ, xã phường đều có trung tâm học tập cộng đồng.

10. Các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học xã hội – nhân văn, khoa học – công nghệ từng bước phát huy hiệu quả.

11. Nhu cầu vào đại học còn tiếp tục tăng mạnh, khả năng mở rộng học vấn đại học có nhiều triển vọng tốt.

12. Giá trị về học tập suốt đời sẽ được đánh giá cao do sự cần thiết của tri thức, trí tuệ trong thời đại mới.

13. Việc áp dụng và tiếp cận công nghệ hiện đại sẽ tác động mạnh mẽ đến cách thức cung cấp GDĐH trên thế giới và ngay tại Việt Nam.

14. Khả năng đóng học phí để học của sinh viên và sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân cho GDĐH ngày càng tăng lên.

15. Đẩy mạnh đào tạo đại học, sau đại học ở trong và ngoài nước bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh kết hợp nguồn khác được xem là giải pháp cốt lõi trong kế hoạch phát triển.

3.1.1.4 Những thách thức

1. Nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực GD – ĐT chưa đạt được mục tiêu đề ra, các định chế đào tạo chưa thực hành đầy đủ.

2. Chính sách tiền lương chưa hợp lý và thiếu thực tế chưa tương xứng với nghề nghiệp. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chưa hiệu quả, nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm.

3. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, kết cấu hạ tầng KT – XH chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.

4. Công nghiệp, dịch vụ và thương mại phát triển chậm, nông nghiệp phát triển thiếu quy hoạch, sản phẩm xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh chưa cao.

5. Lao động kỹ thuật cao còn thiếu. Tỷ lệ cơ khí hóa trong nông nghiệp còn thấp, thiếu những giải pháp KH&CN có tính quyết định.

6. Là một trường cao đẳng xuất phát từ một trường có tư duy và quan niệm của bậc học thấp hơn đã ăn sâu từ rất lâu trong lực lượng CBQL và GV.

7. Đời sống của nhân dân còn thấp, tình trạng tái nghèo và hộ cận nghèo còn cao, việc chăm lo cho các đối tượng chính sách có mặt chưa tốt.

8. Thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực chậm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp.

9. Hoạt động KH&CN chưa phát huy hiệu quả, chưa là yếu tố chủ đạo theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

10. Thị trường lao động không ổn định, khó dự báo và nắm bắt được nhu cầu đào tạo của người học.

11. Xu thế cung cấp giáo dục đại học của các nước tiên tiến đang thâm nhập mạnh và dần chiếm ưu thế.

12. Nhà trường không còn là nơi đào tạo duy nhất của tỉnh vì có nhiều cơ sở đào tạo khác cạnh tranh rất mạnh mẽ.

13. Người sử dụng lao động yêu cầu chuyên môn cao đối với sinh viên tốt nghiệp xin việc.

14. Nhu cầu trang thiết bị hiện đại đang tăng lên, do yêu cầu khi hợp tác trong đào tạo cần sử dụng công nghệ mới.

15. Chưa có ngành nghề đặc trưng, thể hiện ưu thế tuyệt đối của trường trong hoạt động đào tạo của Đồng bằng sông Cửu Long.

16. Thông tin lao động – việc làm thiếu cập nhật, hoạt động giải quyết việc làm còn yếu, kém.

17. Công tác đào tạo – dạy nghề cục bộ ở một số lĩnh vực quen thuộc, tính liên kết với các đơn vị khác của tỉnh trong đào tạo – dạy nghề còn yếu và đơn lẽ.

18. Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT và dạy nghề thấp trong khi chi phí đào tạo tăng hàng năm.

3.1.2 Xác định ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix)

Từ 15 tiêu chí về cơ hội và 18 tiêu chí về thách thức, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê và chọn ra 10/15 tiêu chí cơ hội và 10/18 tiêu chí thách thức được chọn nhiều nhất. Sau đó quy đổi tương đương để đồng nhất số lượng chọn do có độ chênh lệch tiêu chí giữa cơ hội và thách thức.

Trong 10 tiêu chí được chọn, chúng tôi nhận thấy có thể nhập thành 5 nhóm tiêu chí đồng dạng để dễ dàng cho việc xử lý tổ hợp ma trận SWOT sau này nên đã nhóm tiêu chí thành từng đôi một và giá trị khảo sát sẽ bằng giá trị khảo sát trung bình của 2 tiêu chí được nhóm. Như vậy, nhóm tiêu chí cơ hội trở thành 5 tiêu chí lớn và nhóm tiêu chí thách thức cũng thành 5 nhóm tiêu chí lớn.

Chúng tôi sử dụng kỹ thuật tách nhóm kết hợp phân đoạn tiêu chí chọn để xác định đồng thời cùng lúc 2 tham số của ma trận là trọng số và phân loại.

+ Xác định trọng số: Trọng số của yếu tố sẽ bằng giá trị khảo sát/tổng giá trị của các yếu tố được chọn.

+ Xác định mức độ quan trọng – phân loại: dựa trên giá trị khảo sát theo phương pháp chuyên gia của các thành viên trong hội đồng trường, trên cơ sở xu hướng hưởng ứng (cơ hội) hoặc đáp ứng (thách thức) của nhà trường, với mức 1 là mức thấp và mức 4 là mức cao.

Bảng 3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài TT Tiêu chí Số lượng Trọng số Phân loại Điểm

1 Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh

nhà và khu vực là rất lớn. 62 0.121 4 0.48

2

Cơ chế chính sách đổi mới tạo môi trường làm việc có tính cạnh tranh, công tác hướng nghiệp dạy nghề cho thanh niên từng bước được đẩy mạnh.

51 0.099 3 0.30

3

Nhiều dự án trọng điểm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã và đang được đầu tư mạnh mẽ, các lĩnh vực kinh tế, thương mại dịch vụ thế mạnh được phát huy tốt.

43 0.084 3 0.25

4

Xu hướng vào đại học tiếp tục tăng mạnh, các giá trị về học tập được đánh giá cao trong thời đại mới.

57 0.111 3 0.33

5

Việc tiếp cận công nghệ hiện đại, đào tạo đại học, sau đại học trong và ngoài nước bằng nhiều nguồn vốn là giải pháp cốt lõi trong kế hoạch phát triển của Tỉnh.

58 0.114 3 0.34

6

Ngân sách đầu tư cho GD – ĐT và dạy nghề thấp, chính sách thu hút nguồn nhân lực tiền lương chưa hợp lý, chi phí đào tạo tăng hàng năm.

60 0.118 2 0.24

7

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, người sử dụng lao động yêu cầu ngày càng cao đối với sinh viên tốt nghiệp xin việc.

42 0.083 2 0.17

8

Hoạt động KH – CN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhà trường chưa có ngành nghề đặc trưng, thể hiện ưu thế của trường.

41 0.080 3 0.24

9

Thông tin lao động – việc làm không đầy đủ, khó dự báo và nắm bắt thị trường được nhu cầu đào tạo của người học.

41 0.080 3 0.24

10

Có nhiều cơ sở đào tạo khác cạnh tranh rất mạnh mẽ, xu thế cung cấp giáo dục đại học của nước ngoài đang thâm nhập mạnh và dần chiếm ưu thế.

56 0.110 2 0.22

Tổng cộng 508 1.000 2.81

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến SWOT và kết quả khảo sát các thành viên trong hội đồng trường (năm 2011)

Theo ma trận EFE – Ma trận đánh giá tiềm năng cơ hội và thách thức tương lai cho thấy: hiện tại nhà trường đạt được 2,81/4,0 điểm, tương ứng mức 0,7 – loại tương đối thuận lợi.

3.1.3 Xác định ma trận IFE (Internal Factor Evaluation Matrix)

Từ 15 tiêu chí về điểm mạnh và 17 tiêu chí về điểm yếu, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê và chọn ra 10/15 tiêu chí điểm mạnh và 10/17 tiêu chí điểm yếu được chọn nhiều nhất, sau đó quy đổi tương đương để đồng nhất số lượng chọn do có độ chênh lệch tiêu chí giữa cơ hội và thách thức.

Trong 10 tiêu chí được chọn, chúng tôi nhận thấy có thể nhập thành 5 nhóm tiêu chí đồng dạng để dễ dàng cho việc xử lý tổ hợp ma trận SWOT sau này nên đã nhóm tiêu chí thành từng đôi một và giá trị khảo sát sẽ bằng giá trị khảo sát trung bình của 2 tiêu chí được nhóm. Như vậy, nhóm tiêu chí điểm mạnh trở thành 5 tiêu chí lớn và nhóm tiêu chí điểm yếu cũng thành 5 nhóm tiêu chí lớn.

Chúng tôi sử dụng kỹ thuật tách nhóm kết hợp phân đoạn tiêu chí chọn để xác định đồng thời cùng lúc 2 tham số của ma trận là trọng số và phân loại.

+ Xác định trọng số: Trọng số của yếu tố sẽ bằng giá trị khảo sát/tổng giá trị của các yếu tố được chọn.

+ Xác định mức độ quan trọng – phân loại: dựa trên giá trị khảo sát theo phương pháp chuyên gia của các thành viên trong hội đồng trường, trên cơ sở xu hướng phát huy được (điểm mạnh) hoặc đáp ứng, khắc phục được (điểm yếu) của nhà trường, với mức 1 là mức thấp và mức 4 là mức cao.

Bảng 3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong TT Tiêu chí Số lượng Trọng số Phân loại Điểm 1

Đơn vị có truyền thống đào tạo lực lượng lao động của tỉnh, chương trình và nội dung đào tạo của trường theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

51 0.114 4 0.45

2

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001:2008, kiểm tra nội bộ có hiệu quả.

48 0.108 3 0.32

3 Chủ động tạo nguồn thu, chú trọng đầu tư bổ

sung cơ sở vật chất hàng năm. 42 0.095 3 0.28

4

Đội ngũ cán bộ GV tăng hàng năm về số lượng lẫn chất lượng, tạo điều kiện tổ chức quản lý chất lượng đào tạo theo chuẩn đào tạo đầu ra đối với với các ngành học.

52 0.117 4 0.47

5

Phương pháp giảng dạy thường xuyên được cập nhật và không ngừng được cải tiến, năng lực thực hành và thực tế của HS – SV không ngừng được nâng cao.

45 0.100 3 0.30

6

Cơ sở vật chất đầu tư chưa đáp ứng được xu thế đào tạo hiện đại, vật tư, thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu và chưa kịp thời.

46 0.102 2 0.20

7

Việc đánh giá kết quả công tác hàng tháng chưa tạo hiệu quả tích cực, sự phối hợp giữa các bộ phận chưa tốt.

42 0.093 2 0.19

8

Đội ngũ giáo viên chưa cân đối so với số

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật kiên giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)