Khái niệm lợi nhuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần viễn thông Unitel Lào (Trang 32)

Bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường Lào đều phải quyết định cho mình những mục tiêu hoạt động và lấy đó làm cái đích để hướng tới, trong đó mục tiêu chung nhất, tổng quát nhất là mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu vì mục tiêu này đã xem xét, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới góc độ thời gian, rủi ro và nhiều yếu tố khác. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải đồng thời đảm bảo nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đóng vai trò cơ bản, quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Vậy lợi nhuận là gì? Tại sao nó lại được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm như vậy? Quan điểm của K.Marx về lợi nhuận: “Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”.

Lợi nhuận trong kinh tế học là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội, là phần chênh lệch giữa tổng doanh doanh và tổng chi phí.

Lợi nhuận trong kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Các quan điểm trên tuy cách nói có khác nhau nhưng thực tế đều thống nhất rằng: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp.

Ngày nay, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cho rằng: Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu đánh

giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần viễn thông Unitel Lào (Trang 32)