Kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 75)

Một trong những điều đầu tiên để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng là môi trƣờng vĩ mô phải ổn định. Các NHTM không thể huy động đƣợc nhiều nguồn vốn trung và dài hạn khi ngƣời dân chƣa thực sự tin tƣởng vào ngân hàng. Nếu môi trƣờng vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá... đƣợc ổn định thì ngƣời dân sẽ có an tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng thay vì đi mua vàng hay bất động sản. Chính phủ và ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam có trách nhiệm quản lý đất nƣớc để các ngành, các thành phần kinh tế hoạt động nhịp nhàng, cân đối. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần dự báo, tránh cho nền kinh tế các cú sốc lớn, đề ra các đƣờng lối, giải pháp đúng đắn để phát triển hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả.

Công tác điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc từ năm 2011 đến tháng 6/2013 đã có nhiều điểm sáng, ảnh hƣởng tích cực đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đó là:

- Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã chủ động định hƣớng thị trƣờng thay vì chạy theo nhƣ trƣớc đây. Xu hƣớng điều chỉnh chính sách nhƣ lãi suất, tỷ giá đƣợc NHNN thông báo trƣớc đến thị trƣờng và đƣợc điều chỉnh theo lộ trình để tránh gây sốc cho nền kinh tế. Nhờ đó, kỳ vọng thị trƣờng đƣợc kiểm soát khá tốt,

lãi suất và tỷ giá diễn biến đúng theo xu hƣớng dự kiến của NHNN, góp phần giúp NHNN đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.

- Chính sách tiền tệ đã tập trung nhiều hơn vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô - là những mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ. Mặc dù từ năm 2012, chính sách tiền tệ đƣợc điều hành linh hoạt hơn để góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trƣờng, tuy nhiên NHNN vẫn luôn thận trọng với rủi ro lạm phát.

- NHNN đã chú trọng bảo đảm kỷ luật thị trƣờng tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ đƣợc kết hợp chặt với việc siết công tác thanh tra giám sát, đảm bảo thực thi nghiêm các chính sách của NHNN, qua đó giúp cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ đƣợc vận hành tốt hơn.

Nhờ những đổi mới này, công tác điều hành chính sách tiền tệ đã giúp Chính phủ ổn định đƣợc kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm liên tục từ mức đỉnh 23% tháng 8/2011, đến tháng 6.2013 ở mức 6,7%, trong đó có sự đóng góp tích cực của việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu tiền tệ (theo đó tăng trƣởng tổng phƣơng tiện thanh toán và tín dụng đƣợc kiểm soát ở mức thấp hơn so với các năm trƣớc).

Lãi suất giảm liên tục theo mức giảm của lạm phát chủ yếu nhờ dòng tiền tập trung vào hệ thống ngân hàng do lòng tin vào tiền đồng tăng cao. Tính chung, từ cuối tháng 8/2011 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm khoảng 7 - 10%/năm, lãi suất cho vay giảm 9 - 12%/năm, gần về mức lãi suất của những năm 2005 - 2006. Hiện nay, lãi suất của các khoản cho vay mới đối với các lĩnh vực ƣu tiên chỉ ở mức 8 - 10%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9 - 12%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt chỉ từ 7,5 - 8%/năm.

Thị trƣờng diễn biến ổn định, huy động vốn tăng cao và NHNN cung tiền mua ngoại tệ giúp thanh khoản dồi dào. Thanh khoản cải thiện nên nhu cầu vay vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng để cân đối vốn không cao, do vậy không tạo sức ép tăng lãi suất liên ngân hàng nhƣ trƣớc đây. Lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh và mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thanh khoản dồi dào cũng giúp hệ thống ngân hàng gia tăng nắm giữ trái phiếu Chính phủ, vừa giúp ngân sách nhà nƣớc có nguồn

vốn giải ngân cho các chƣơng trình, dự án, từ đó giúp cho các doanh nghiệp có khả năng chi trả, tiêu thụ bớt hàng tồn kho, qua đó tác động khơi thông dòng tiền trong nền kinh tế; mặt khác cũng tạo công cụ cho các tổ chức tín dụng để có thể tiếp cận vốn của NHNN khi gặp khó khăn.

Thị trƣờng ngoại hối ổn định, tỷ giá không còn biểu hiện căng thẳng mà diễn biến linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ trong biên độ cho phép, chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trƣờng tự do đƣợc thu hẹp đáng kể, thị trƣờng ngoại tệ tự do không còn hoạt động công khai nhƣ trƣớc đây. Lòng tin của thị trƣờng vào đồng Việt Nam tăng lên, tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và vàng giảm, do vậy tình trạng đô la hóa giảm, phản ánh qua tiền gửi ngoại tệ/tổng phƣơng tiện thanh toán cuối năm 2012 giảm xuống 12,35% từ mức 15,8% cuối năm 2011 và khoảng 20% vào những năm trƣớc đây.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề đáng lƣu ý nhƣ: (i) Chính sách tiền tệ mặc dù đã điều hành nới lỏng đáng kể từ năm 2012 nhƣng đến giữa năm 2013, tín dụng tăng thấp so với định hƣớng. (ii) Mặc dù mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ đã đƣợc xác định khá rõ trong Luật NHNN 2010 nhƣng thực tế điều hành đã cho thấy chính sách tiền tệ vẫn phải quan tâm đến những mục tiêu khác nhƣ bảo đảm an toàn hệ thống, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chống đô la hóa. Điều này làm phức tạp quá trình điều hành chính sách tiền tệ.

Hiện tại, các điều kiện cần cho một chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát chƣa đầy đủ thì mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ từ nay đến năm 2015 vẫn nên là đa mục tiêu trong đó chú trọng mục tiêu lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Việc ƣớc lƣợng hàm cầu tiền nhằm mục tiêu dự báo nhu cầu tiền của nền kinh tế đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới và đã mang lại hiệu quả tích cực cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng các nƣớc cần đƣợc xem xét nghiên cứu để đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu hoạt động, tiến tới đạt mục tiêu cuối cùng nhƣ trên, trong thời gian trƣớc mắt, NHNN nên tiếp tục sử dụng các công cụ kể cả trực tiếp và gián tiếp trong điều hành, song từng bƣớc gỡ bỏ các công cụ điều hành

mang tính trực tiếp nhằm tạo điều kiện cho một chính sách tiền tệ mang tính thị trƣờng cao.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)