Hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 25)

1.3.1 Quan điểm về hiệu quả huy động vốn

Nhiệm vụ quan trọng của mỗi ngân hàng là phải tập trung và thu hút các nguồn vốn lớn để đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế xã hội để biến chúng thành những đồng vốn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.

Hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động mà ngân hàng đạt đƣợc, dựa trên các tiêu chí phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo đƣợc mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng trong từng thời kỳ.

1.3.2.Các chỉ ti u đánh giá hiệu quả huy động vốn

Quy mô và tốc độ tăng trƣởng vốn huy động

Nguồn vốn từ bên ngoài của ngân hàng bao gồm nhiều bộ phận: nguồn tiền gửi, nguồn tiền vay và các nguồn khác. Mỗi thành phần đều có đặc tính khác nhau về quy mô, cơ cấu, tính ổn định, chi phí phải trả, thời gian tồn tại, khả năng thanh toán và rủi ro lãi suất. Trong đó, quy mô nguồn vốn là một chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Quy mô nguồn huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trƣởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Đánh giá sự ổn định và mức độ tăng trƣởng của nguồn vốn qua xét chỉ tiêu sau:

Tăng trưởng vốn HĐ =

Tổng vốn HĐ năm sau – Tổng vốn HĐ năm trước

x 100% Tổng vốn HĐ năm trước

Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng vốn huy động, ngân hàng cũng cần đánh giá về quy mô vốn huy động của ngân hàng. Các NHTM thƣờng dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động (TLHTKHHĐ) để đánh giá quy mô huy động vốn:

TLHTKHHĐ =

Tổng vốn huy động

x 100%

Sự phù h p giữa huy động vốn và sử d ng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn đƣợc coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một ngân hàng. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn đƣợc thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động,.... Hiểu đƣợc mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể đƣa ra lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu đƣợc là lớn nhất.

+ Sự phù h p giữa huy động vốn và sử d ng vốn về kỳ hạn

Sau khi đƣợc huy động, vốn đƣợc phân chia vào tài sản của ngân hàng. Các danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần đƣợc xem xét dƣới giác độ cơ cấu thời hạn để xác định sự phù hợp với thời hạn nguồn vốn huy động.

- Trước hết là kỳ h n danh nghĩa của nguồn.

Nguồn huy động thƣờng gắn với kỳ hạn nhất định, đƣợc ngân hàng công bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Các kỳ hạn danh nghĩa thƣờng gắn với một mức lãi suất nhất định, thông thƣờng nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao. Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Kỳ hạn liên quan đến tính ổn định và vì vậy liên quan tới kỳ hạn sử dụng. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí, các nguồn có tính ổn định cao thƣờng phải có chi phí duy trì cao. Do đó, kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu đánh giá nội dung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng.

- Kỳ h n thực của nguồn.

Nguồn vốn trong ngân hàng đƣợc tạo ra bởi sự liên tục tiếp nối của các nguồn tiền gửi và đi vay. Do đó, một nguồn với kỳ hạn danh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo lƣờng kỳ hạn thực chất là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn.

Kỳ hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liên tục tại một đơn vị ngân hàng. Các nhân tố ảnh hƣởng tới kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ hạn thực tế.

Từ kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ đƣa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trƣờng. Ngân hàng rất quan tâm tới kỳ hạn thực tế của nguồn tiền bởi kỳ hạn thực tế liên quan chặt chẽ đến quyết định kỳ hạn của các khoản cho vay và đầu tƣ.

- Khả năng chu ển hoán kỳ h n của nguồn.

Thông thƣờng các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tƣ vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhƣng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì khi sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì các ngân hàng đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép về khả năng thanh toán vì dƣ nợ cho vay là một tài sản kém lỏng mà cho vay dài hạn là một loại tài sản kém lỏng nhất.

Ngƣợc lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn, trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn thƣờng thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng.

Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh lợi, vừa duy trì khả năng thanh toán (trƣờng hợp thiếu hụt dự trữ), đầu tƣ thêm tài sản sinh lời (trƣờng hợp thừa vốn), hoặc chuẩn bị tái đầu tƣ cho một tài sản sắp đến hạn.

+ Sự phù h p giữa huy động vốn và sử d ng vốn về chi ph

Sự phù hợp còn thể hiện giữa lãi suất của từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho từng nguồn vốn huy động. Về nguyên tắc để đạt tính hiệu quả, lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn.

Ta xem xét chỉ tiêu cho biết chênh lệch lãi suất giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nhờ mức chêch lệch này mà ngân hàng có thể tạo nên lợi nhuận.

Chênh lệch LSBQ =

Thu lãi cho vay, đầu tư

-

Tổng chi lãi

Chi ph huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng phải bỏ ra để có đƣợc số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Để phục vụ cho việc quản lý chi phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay một cách hợp lý, các ngân hàng thƣờng tính toán chi phí huy động bình quân, đƣợc tính bằng công thức:

Chi phí HĐ bình quân gia quyền =

Chi phí trả lãi + Chi phí HĐ Nguồn huy động trả lãi

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dƣới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác huy động vốn của ngân hàng đƣợc đánh giá có chất lƣợng và hiệu quả cao về phƣơng diện chi phí khi nó đạt đƣợc những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm đƣợc nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tƣ trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tƣơng xứng giữa huy động và sử dụng về các phƣơng diện quy mô, thời hạn tính ổn định. Thông thƣờng, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ƣu thế nhất về phƣơng diện chi phí.

+ Tăng đƣợc lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, đo đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tƣ vào tài sản sinh lời cao tƣơng ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

Lãi suất ngân hàng trả cho từng nguồn (nhóm nguồn) phần lớn dựa trên chi phí của nó, chi phí trả lãi và các chi phí khác nhƣ kiểm ngân, phí dịch vụ, phí bảo hiểm tiền gửi tính trên số đƣợc sử dụng để đầu tƣ vào tài sản sinh lời.

Những nguồn có thời hạn ngắn thƣờng có chi phí nguồn thấp và tính ổn định không cao, ngƣợc lại những nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí cao hơn nhƣng ổn định hơn. Để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho từng giai đoạn, căn cứ vào chi phí phải trả cho mỗi nguồn ngân hàng đƣa ra các sách lƣợc huy động vốn

phù hợp nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dƣ nợ cho vay, đầu tƣ đồng thời bảo đảm lãi suất đƣợc định giá bù đắp đƣợc chi phí nguồn và đem lại doanh lợi mong muốn cho ngân hàng.

1 4 Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM 1.4.1 Những nhân tố thuộc về ngân hàng

Chiến lƣ c kinh doanh của Ngân hàng

Mỗi Ngân hàng phải tự hoạch định cho mình một chiến lƣợc kinh doanh riêng, phù hợp với các điều kiện bên trong và bên ngoài Ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của mình. Từ đó dự đoán sự thay đổi của thị trƣờng để xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, trong đó chiến lƣợc phát triển quy mô và chất lƣợng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc tổng thể của Ngân hàng. Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu đƣợc giao về hoạt động huy động vốn , sử dụng vốn và các hoạt động khác của NHTW cùng với tình hình thực tế của từng Ngân hàng, Ngân hàng phải lập kế hoạch và cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nếu nhận thấy trong năm có những dự án tốt cần vay vốn với khối lƣợng lớn, thời hạn dài thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động vốn để tìm kiếm đƣợc nguồn vốn tƣơng ứng bằng cách đƣa ra các loại hình huy động với kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Còn nếu nhận thấy trong năm tới Ngân hàng cần phải thu hẹp tín dụng thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động một lƣợng vốn vừa đủ để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến lƣợc kinh doanh của mình Ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn mà Ngân hàng phải chịu trong khâu huy động. Phải tìm kiếm nguồn vốn rẻ, thời hạn dài thông qua việc lựa chọn các hình thức huy động khác nhau, có nhƣ vậy Ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng vốn.

Các hình th c huy động vốn, chất lƣ ng các dịch v do Ngân hàng cung ng và hệ thống các mạng lƣới

Một yếu tố ảnh hƣởng đến quy mô và chất lƣợng nguồn vốn huy động là hình thức, kỳ hạn và các dịch vụ cung cấp có liên quan nhƣ giao dịch tại nhà, tƣ vấn kinh doanh, rút tiền tự động, dịch vụ thu tiền hộ... Ngoài ra còn có một số yếu tố khác nhƣ thời gian thực hiện dịch vụ và thủ tục giao dịch.

Do nhu cầu của khách hàng khi đến Ngân hàng là khác nhau nên việc đáp ứng đƣợc những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trƣờng thì cạnh tranh là tất yếu, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết dể đạt đƣợc thắng lợi trong kinh doanh. Một Ngân hàng có các hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn sẽ có sức thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện. Các Ngân hàng hiện nay không chỉ huy động tiền gửi tiết kiệm mà còn khuyến khích ngƣời dân gửi tiền dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ mở tài khoản tiền gửi, huy động qua kỳ phiếu, trái phiếu đa dạng cả về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại….

Hình thức huy động vốn đa dạng và hấp dẫn sẽ làm cho số lƣợng ngƣời gửi tiền tăng lên đồng thời chi phí huy động sẽ giảm xuống. Hơn nữa, với hình thức huy động vốn phong phú với những tính chất khác nhau về số lƣợng, chất lƣợng và kỳ hạn... Ngân hàng có thể sử dụng vốn linh hoạt, an toàn và hiệu quả hơn.

Trong môi trƣờng cạnh tranh, Ngân hàng nào có dịch vụ đa dạng, chất lƣợng dịch vụ cao, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng. Hiện nay với sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức phi Ngân hàng cùng cạnh tranh với nhau, khách hàng càng có lựa chọn. Vì vậy dịch vụ Ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng và chính là một yếu tố giúp thu hút khách hàng hiệu quả nhất.

Chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách bổ trợ cho công tác huy động vốn của Ngân hàng do điều đầu tiên mà

bất kỳ một cá nhân hay tổ chức kinh tế nào tham khảo khi gửi tiền vào Ngân hàng chính là lãi suất. Vì vậy Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất nhƣ một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào Ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, Ngân hàng cần phải đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ƣu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, khách hàng thƣờng xuyên.

Lãi suất phải đƣợc xem xét trên góc độ mức lợi tức thực tế mà nó đem lại cho khách hàng. Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà Ngân hàng đƣa ra phải luôn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do đó Ngân hàng phải dự đoán chính xác tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ để đƣa ra mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra khi quyết định đƣa ra mức lãi suất nào còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhƣ thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng chuyển hoán giữa các kỳ hạn, lợi nhuận mang lại từ các khoản đầu tƣ khác và mức độ rủi ro, các quy định của nhà nƣớc, NHTW, mức lãi suất đầu ra mà Ngân hàng có thể áp dụng đối với các khách hàng vay vốn.

Lãi suất càng cao thì càng hấp dẫn ngƣời gửi tiền, nhƣng lãi suất huy động cao thì kéo theo lãi suất cho vay cũng phải cao tƣơng ứng thì Ngân hàng kinh doanh mới có lãi. Mức lãi suất cần đủ cao để thu hút ngƣời gửi tiền nhƣng cũng không đƣợc cao quá để vẫn có thể thu hút đƣợc ngƣời đi vay mà không làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Hơn nữa Ngân hàng phải tính đến chi phí huy động vốn của mình và mặt bằng lãi suất huy động của Ngân hàng mình so với các Ngân hàng khác.

Chiến lƣ c Marketing ngân hàng

Chiến lƣợc Marketing ngân hàng cần phải đƣợc chú trọng đúng mức trong chiến lƣợc kinh doanh dài hạn của ngân hàng. Xây dựng đƣợc một chiến lƣợc Marketing hoàn chỉnh và hiệu quả sẽ tăng khả năng sinh lợi trong kinh doanh cũng nhƣ tăng cƣờng huy động vốn của ngân hàng. Trong cơ chế thị trƣờng các ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tạo ra sự khác biệt, vƣợt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Thực tế, để đạt đƣợc điều này không hề đơn giản.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 25)