Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 45)

phát hành là 15233 thẻ, dẫn đầu thị trƣờng về thị phần thẻ tại tỉnh Hà Nam.

• Dịch vụ ngân hàng điện tử: Nhờ phát triển đầy đủ hơn các dịch vụ Ngân hàng điện tử qua IPAY, VBH, SMS banking đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách hàng, số lƣợng khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng cao với gần 2,6 triệu lƣợt khách hàng, luỹ kế đạt hơn 5 triệu lƣợt toàn hệ thống NH Công Thƣơng tính đến 31/12/2012.

2.2.3. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam Nam

Thực trạng hoạt động huy động vốn

Để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh mà trực tiếp là tối đa hoá giá trị tài sản chủ sở hữu, tối đa hoá lợi nhuận, chỉ tiêu đƣợc xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí, NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam đã khai thác đa vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cƣờng quy mô tài sản sinh lời.

Để thấy đƣợc điều này, ta xét biến động nguồn vốn của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam trong thời gian qua:

Bảng 2 7: Cơ cấu huy động vốn theo hình th c huy động

v: tỷ ồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP Công thương Hà Nam 2010, 2011, 2012, 6 tháng ầu năm 2013)

Biểu đồ 2 8: Cơ cấu huy động vốn theo hình th c huy động

v: tỷ ồng 929 1166 1480 1790 241 328 470 198 30 300 180 90 16 29 0 0 0 500 1000 1500 2000 2010 2011 2012 6/201 3 Nguồn khác

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP Công thương Hà Nam 2010, 2011, 2012, 6 tháng ầu năm 2013)

2010 2011 2012 6/2013 Tăng trƣởng (đv:%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động 1216 1823 2130 2078 49,9 16,8

Tiền gửi của dân cƣ 929 1166 1480 1790 25,5 26,9

Tiền gửi của tổ chức 241 328 470 198 36,1 43,3

Nguồn vốn đi vay 30 300 180 90 900 -40

Nguồn vốn của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam cũng nhƣ các ngân hàng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn huy động từ bên ngoài.

Nguồn vốn huy động từ dân cƣ chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 70%.

Đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn này có quy mô, cơ cấu ổn định tăng qua các năm. Trong 3 năm trở lại đây tốc độ nguồn tăng nhanh, năm 2011: 25,5%; năm 2012 : 26,9%.

Kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của ngƣời dân thƣờng ngắn (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) nhƣng kỳ hạn thực tế trung bình lại dài, tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn và tăng hệ số sử dụng vốn.

Nguồn tiền gửi của dân cƣ tại NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam có xu hƣớng tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Điều này đã làm tăng khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn dƣ nợ, kết quả kinh doanh và sức cạnh tranh của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam .

Nguồn vốn huy động tiền gửi từ các tổ chức chiếm tỉ trọng nhỏ hơn (khoảng 17% ) nhƣng có tăng trƣởng ấn tƣợng đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu (trên 35%). Nguồn tiền này chủ yếu là của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, tiền gửi này thƣờng là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hƣởng lãi suất thấp vì các doanh nghiệp đều có tốc độ quay vòng của vốn khá nhanh. Vì vậy chi phí nguồn tiền này thƣờng rẻ hơn so với nguồn vốn huy động tiết kiệm từ dân cƣ.

Nguồn đi vay: NH TMCP Công Thƣơng Hà Nam chỉ vay của các NHTM khác, chƣa vay của NHNN, cũng nhƣ chƣa phát hành giấy tờ có giá để vay của nhân dân. Đây là nguồn huy động nhỏ nhất (tỷ trọng dao động 3%-15%) tăng trƣởng không ổn định. Trong đó chủ yếu là nhận vốn để cho vay đồng tài trợ, vay để hỗ trợ đặc biệt là rất ít. Nguyên nhân vì những năm gần đây NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam liên tục phát triển vững và mạnh, luôn là ngân hàng đi đầu trong các NHTM CP ở Việt Nam với số vốn huy động hầu nhƣ có thể tự đáp ứng đƣợc các nhu cầu nên số lƣợng đi vay là khiêm tốn.

Nguồn khác : các nguồn khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( điều chuyển vốn nội bộ, vốn tiếp nhận…). Nguồn này có tỉ trọng không đáng kể qua trong giai đoạn nghiên cứu.

- Theo loại tiền huy động

Bảng 2 9: Cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền

v: tỷ ồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP Công thương Hà Nam 2010, 2011, 2012, 6 tháng ầu năm 2013)

Biểu đồ 2 10: Cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền

v: tỷ ồng 1000 216 1633 190 1930 200 1877 201 0 500 1000 1500 2000 2500 2010 2011 2012 Jun-13 VNĐ Ngoại tệ

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP Công thương Hà Nam 2010, 2011, 2012, 6 tháng ầu năm 2013) 2010 2011 2012 6/2013 Tăng trƣởng (đv:%) 2011/2010 2012/ 2011 Tổng nguồn vốn huy động 1216 1823 2130 2078 49,9 16,8 VNĐ 1000 1633 1930 1877 63,3 18,2 Ngoại tệ 216 190 200 201 -12 5,3

Trong vốn huy động của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam thì ngoài đồng VND, ngân hàng còn huy động vốn ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD và EUR). So với nguồn vốn nội tệ, nguồn ngoại tệ nhỏ hơn có tỷ trọng so với tổng vốn huy động là năm 2010 là 17,7% năm; năm 2011 là 10,42%; năm 2012 là 9,4% và tính đến 30/6/2013 ngoại tệ chiếm 9,6%. Nhƣ vậy, vốn huy động ngoại tệ có tỉ trọng thấp trong tổng vốn huy động và đang có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế, chính trị toàn cầu đang có những biến động tiêu cực trong những năm gần đây. Tuy nhiên huy động ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực, đạt 201 tỉ đồng, tăng 47% so với cùng kì năm ngoái.

Các hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng nhƣ cho vay, đầu tƣ,.. phần lớn đều sử dụng đồng nội tệ. Nhƣ vậy, cơ cấu huy động vốn qua loại tiền (VND, ngoại tệ) của ngân hàng là tƣơng đối phù hợp. Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc cho vay đối với từng loại tiền, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Theo thời hạn

Bảng 2 11: Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn,

v: tỷ ồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP Công thương Hà Nam 2010, 2011, 2012, 6 tháng ầu năm 2013) 2010 2011 2012 6/2013 Tăng trƣởng (đv:%) 2011/2010 2012/2011 Tổng nguồn vốn huy động 1216 1823 2130 2078 49,9 16,8 Không kì hạn 205 272 411 210 32,7 51,1 Ngắn hạn 746 1306 1477 1518 75,1 13,1 Trung và dài hạn 265 245 242 350 -7,5 -1,2

Biểu đồ 2 12: Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn

v: tỷ ồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP Công thương Hà Nam 2010, 2011, 2012, 6 tháng ầu năm 2013)

Phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn và đối tƣợng cho ngân hàng thấy đƣợc nguồn nào, đối tƣợng nào mà ngân hàng có thể huy động có hiệu quả nhất.

Nguồn vốn ngắn hạn và không kì hạn chiếm tỉ trọng lớn và tăng trƣởng nhanh, bên cạnh đó, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỉ trọng thấp và tăng âm trong giai đoạn nghiên cứu.

Nguồn v n không kỳ h n: chủ yếu là tiền gửi không kì hạn phục vụ cho mục đích thanh toán của khách hàng, nguồn này đƣợc huy động chủ yếu từ các TCKT- XH, các doanh nghiệp và tài khoản của các TCTD khác, dân cƣ chiếm một phần nhỏ; có tỷ trọng từ (16,6%-19,3%) và có xu hƣớng tăng dần. Qua các năm, số lƣợng khách hàng gửi tài khoản tiền gửi giao dịch ngày càng tăng trên các tài khoản tiền gửi của TCKT-XH và của các cá nhân. Số lƣợng khách hàng ngày càng gia tăng là lợi thế lớn của ngân hàng do những ngƣời gửi tiền hiện tại cũng có khả năng sẽ là những ngƣời vay vốn tiềm năng, do tính không khớp nhau về thời gian giữa lƣợng

tiền thu về và nhu cầu vốn cho đầu tƣ, dự trữ vật tƣ, mở rộng sản xuất.

Thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện tốt thanh toán bù trừ dƣới sự chủ trì của NHNN nên chất lƣợng thanh toán dần đƣợc nâng cao, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng, nhờ đó, nguồn tiền huy động từ kênh này cũng tăng lên.

Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất, nhƣng tính ổn định không cao, và ngân hàng buộc phải dự trữ với tỉ lệ nhiều hơn so với các nguồn tiền gửi khác, để đáp ứng nhu cầu thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.

Nguồn v n hu ộng ngắn h n : là nguồn có kì hạn dƣới 12 tháng, bao gồm tiền gửi ngắn hạn và vay ngắn hạn. Trong đó, tiền gửi ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất. Đây là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi vốn dài, khách hàng đã kế hoạch hoá từ trƣớc khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Nguồn vốn ngắn hạn có tỉ trọng cao (tỷ trọng từ 61%-73%) và đang có xu hƣớng tăng. Điều này có đƣợc là do NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam bƣớc đầu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú. Trong khoản tiền gửi này, dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hƣớng tăng liên tục. Các TCKT-XH thì chủ yếu gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, còn tiền gửi có kỳ hạn gửi với số lƣợng nhỏ hơn và có xu hƣớng tăng lên.

Nguồn v n trung và dài h n: là nguồn có kỳ h n trên 12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn dài của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam có quy mô, cơ cấu nhỏ (tỷ trọng dao động từ 11,36%-21,8%) và đang có xu hƣớng giảm về cơ cấu (năm 2010 chiếm 21,8%; năm 2011 chiếm 13,43%; năm 2012 chiếm 11,36% và tính đến 30/6/13 đã chiếm 16,8%). Điều này là do tình hình kinh tế có nhiều biến động làm cho khả năng huy động vốn trung và dài hạn của không chỉ NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam mà của toàn bộ hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Đó là do lạm phát cao ngƣời dân không muốn gửi tiền dài hạn vì lo ngại tiền mất giá. Hơn nữa, để duy trì nguồn vốn, các ngân hàng đã liên tục tăng lãi suất huy động để đảm bảo lãi suất thực dƣơng, làm cho lãi suất luôn trên đà tăng, làm ngƣời dân không muốn gửi tiền dài hạn, vì trong tƣơng lai nếu lãi suất vẫn tăng, thì họ sẽ bị thiệt. Ngoài ra còn

nhiều lí do khác khiến cho kênh gửi tiền dài hạn không thu hút đƣợc dân cƣ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, tỉ trọng vốn huy động trung và dài hạn của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam là khá thấp. Điều này đặt ra lo ngại về tính an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng, Chi nhánh cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tăng trƣởng bền vững hơn, cải thiện nguồn vốn trung và dài hạn, đảm bảo tính an toàn thanh khoản và hiệu quả, cân đối hợp lí giữa huy động và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 45)