Phân tích hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 52)

Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động:

Tăng trưởng vốn HĐ =

Tổng vốn HĐ năm sau – Tổng vốn HĐ năm trước

x 100% Tổng vốn HĐ năm trước

Với tốc độ tăng trƣởng tổng vốn huy động năm 2011 là 49,9%; năm 2012 là 16,8%, có thể nói tốc độ tăng trƣởng này là rất tốt mặc dù đây là thời kì nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với ngành ngân hàng cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng vốn huy động, ngân hàng cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng nhƣ thế nào. Các NHTM thƣờng dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động để đánh giá quy mô huy động vốn:

Bảng 2.13: Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 30/6/2013 Huy động % đạt kế hoạch Huy động % đạt kế hoạch Huy động % đạt kế hoạch Huy động % đạt kế hoạch của năm 1216 103% 1823 108% 2130 101% 2078 97,1%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH TMCP Công thương Hà Nam 2010, 2011, 2012, 6 tháng ầu năm 2013)

Trong cả giai đoạn, NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam luôn có tăng trƣởng huy động vƣợt kế hoạch đề ra, đây là một kết quả rất xuất sắc. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trƣởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tƣợng khách hàng trong nƣớc và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN, đến 31/12/2012, số dƣ huy động đạt 2130 tỷ đồng, tăng trƣởng 16,8% và đạt 101% so với chỉ tiêu kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra.

Nhƣ vậy có thể nói, NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam có những kết quả rất khả quan trong tăng trƣởng tổng vốn huy động. Đây là một sự tăng trƣởng bền vững về quy mô và rất đáng ghi nhận.

Chi ph nguồn vốn huy động :

Trần lãi suất huy động liên tục có sự biến đổi, do đó chi phí huy động đƣợc điều chỉnh thƣờng xuyên theo điều kiện thị trƣờng và chiến lƣợc của Chi nhánh. Trong những năm gần đây, lãi suất tiền gửi đặc biệt là VND giảm nhanh. Thêm vào đó, việc NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% xuống 7 % và sau đó là 5% đã giúp chi phí huy động trở nên rẻ hơn.

Biểu đồ 2 14 Trần lãi suất- NHNN

v: %

Sau một giai đoạn dài lãi suất không ngừng tăng từ 2005- 2010, với mục tiêu đƣa lãi suất về mức hợp lí, có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đƣa lãi suất về mức hợp lí, NHNN đó liên tục ban hành những Thông tƣ và yêu cầu thực hiện nghiêm quy định trần lãi suất. Vào ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, chỉ trong vòng chƣa đầy ba tháng đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nƣớc liên tiếp hạ trần lãi suất huy động VND, từ 14%/năm xuống còn 9%/năm có hiệu lực từ 11/6, xuống 8% vào thời điểm cuối năm 2012, việc điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN những năm qua đó phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến của lạm phát. Dù các biện pháp điều hành lãi suất thời gian qua chủ yếu mang tính hành chính, nhƣng không thể phủ nhận hiệu quả của nó trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Sau nhiều năm, đƣờng cong lãi suất vốn mới đƣợc “tái tạo” thay vì “kẻ thẳng” nhƣ trƣớc đó. Điều đó cũng có nghĩa là phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế đó từng bƣớc hợp lý hơn, các TCTD có thể huy động đƣợc nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa các loại tài sản nợ.

Nhờ những đổi mới trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, Chính phủ đã ổn định đƣợc kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm liên tục từ mức đỉnh 23% tháng 8.2011, đến tháng 6.2013 ở mức 6,7%, trong đó có sự đóng góp tích cực của việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu tiền tệ (theo đó tăng trƣởng tổng phƣơng tiện thanh toán và tín dụng đƣợc kiểm soát ở mức thấp hơn so với các năm trƣớc).

Lãi suất giảm liên tục theo mức giảm của lạm phát chủ yếu nhờ dòng tiền tập trung vào hệ thống ngân hàng do lòng tin vào tiền đồng tăng cao. Tính chung, từ cuối tháng 8.2011 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm khoảng 7 - 10%/năm, lãi suất cho vay giảm 9 - 12%/năm, gần về mức lãi suất của những năm 2005 - 2006. Hiện nay, lãi suất của các khoản cho vay mới đối với các lĩnh vực ƣu tiên ở mức 8 - 10%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9 - 12%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt chỉ từ 7,5 - 8%/năm.

Điều dễ thấy nhất là lãi suất huy động giảm mạnh, nhƣng nguồn huy động tiền gửi của dân cƣ vẫn tăng, với kỳ hạn dài hơn. Tính đến 20/9/2013, tiền gửi VND của dân cƣ vẫn tăng 13,78% so với cuối năm 2012.

Đối với NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam , lãi suất bình quân huy động đã giảm đáng kể trong 3 năm qua, đồng nghĩa với ngân hàng đã huy động đƣợc nguồn vốn với chi phí rẻ hơn.

Biểu đồ 2 15 Lãi suất bình quân huy động vốn

v: %

(Nguồn: Báo cáo ho t ộng kinh doanh của Chi nhánh)

Sự phù h p giữa huy động vốn và sử d ng vốn + Tỉ trọng quy mô vốn huy động so với nhu cầu cho vay

Nghiên cứu chỉ tiêu này để xem xét nguồn vốn huy động từ bên ngoài có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động đƣợc với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đó đáp ứng bao nhiêu.

Năm 2010, tỉ lệ này nhỏ hơn 1, tức là nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, do vậy ngân hàng đó sử dụng một phần vốn tự có của mình nhu cầu tín dụng.

Năm 2011, 2012, và tính đến tháng 6/2013, nguồn vốn huy động luôn lớn hơn nhu cầu tín dụng, điều này cho biết vốn huy động đó đáp ứng đủ nhu cầu cho vay và đồng thời một phần phục vụ các mục đích sử dụng vốn khác của ngân hàng nhƣ đầu tƣ chứng khoán, ngoại hối, vàng, đầu tƣ cơ sở vật chất kĩ thuật…

+ Tỉ trọng vốn huy động từ tiền gửi so với nhu cầu cho vay

Bảng 2.16 Tỉ lệ tiền gửi/cho vay

Huy động từ tiền gửi Cho vay Tiền gửi/cho vay

31/12/2010 1170 1225 95,5%

31/12/2011 1494 1632 91,5%

31/12/2012 1951 1690 115,4%

30/6/2013 1988 1680 118,3%

(Nguồn: Báo cáo ho t ộng kinh doanh của Chi nhánh)

Hai hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay. Nghiên cứu chỉ tiêu này cho biết khả năng tự chủ về vốn của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam. Xem xét rằng lƣợng tiền gửi đáp ứng đƣợc bao nhiêu nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, mà chủ yếu là nhu cầu cho vay. Liệu rằng ngân hàng còn phải đi vay bao nhiêu nữa. Huy động vốn từ nhận tiền gửi là nhân tố chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong khi đó, cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu trong sử dụng vốn của ngân hàng.

Qua bảng trên, ta thấy, trong năm 2010, 2011 huy động từ tiền gửi chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay, do vậy ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn khác nhƣ đi vay các TCTD khác, hoặc vay vốn điều chuyển nội bộ từ ngân hàng mẹ. Nhƣ vậy là khả năng tự chủ về vốn của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam trong 2 năm này là chƣa cao.

Tuy nhiên từ năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì lƣợng vốn huy động từ tiền gửi đã lớn hơn nhu cầu cho vay. Do vậy ngân hàng không cần phải đi vay để

đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng. Thực tế từ năm 2012 trở đi, nguồn vốn đi vay và nguồn khác của NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam giảm mạnh. Tuy nhiên, điều này chƣa hẳn đã tốt, nó chỉ nói lên rằng ngân hàng đã tự chủ hơn về vốn so với 2 năm trƣớc đó, chứ không khẳng định lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng. Đó là vì sự sụt giảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngân hàng tuy huy động đƣợc nguồn vốn nhƣng không cho vay ra đƣợc dẫn đến tăng chi phí và ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận. Do vậy, chỉ tiêu này chỉ nói lên mức độ tự chủ về nguồn vốn của ngân hàng.

Đây cũng là xu thế chung của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này bắt đầu từ khi toàn hệ thống thực hiện thắt chặt tín dụng theo yêu cầu của NHNN để kiềm chế lạm phát, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn cấp tín dụng để phòng ngừa và xử lí lƣợng nợ xấu rất lớn cuả toàn hệ thống tích tụ từ nhiều năm trƣớc. Thực tế là nhiều ngân hàng bị dƣ thừa vốn, huy động rồi nhƣng không cho vay ra đƣợc, một phần vì tổng cầu giảm, một phần vì chính Ngân hàng phải cẩn trọng trong công tác xét duyệt cho vay. Tín dụng không đƣợc lƣu thông, vốn không đƣợc sử dụng hiệu quả sẽ tạo ra một khoản chi phí đối với ngân hàng đó.

Đối với NHTMCP Công Thƣơng Hà Nam , năm 2011, tăng trƣởng huy động 49,9% so với tăng trƣởng tín dụng là 14,5%; năm 2012, tăng trƣởng huy động là 16,8% so với tăng trƣởng tín dụng là 3,6%. Tỉ lệ tăng trƣởng tín dụng thấp hơn nhiều so với tăng trƣởng huy động, tuy nhiên vẫn đạt ở mức hợp lí và phù hợp với tình hình kinh tế chung hiện nay, phù hợp với mục tiêu của toàn hệ thống ngân hàng, đó là phát triển bền vững, khỏe mạnh thay vì tăng trƣởng, phát triển quá nóng nhƣ những năm trƣớc đây.

+ Sự phù h p giữa huy động vốn và sử d ng vốn về kì hạn

Cấu trúc thời hạn tại thời điểm 31/12/2012 cho biết sử dụng vốn của Chi nhánh mang tính dài hạn. Trong tổng số dƣ nợ của Chi nhánh thì dƣ nợ trung và dài hạn đạt 1005 tỷ đồng chiếm 59,5 % tổng dƣ nợ.

- Vốn huy động không kỳ hạn và kỳ hạn < 12 tháng đạt 1888 tỷ đồng chiếm 88,6% trong tổng vốn huy động.

- Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng đạt 242 tỷ đồng chiếm 11,4 %.

Về cơ cấu dƣ nợ tại thời điểm 30/6/2013 : Tổng dƣ nợ cho vay chiếm tỷ trọng 80,8% so với tổng nguồn vốn huy động; dƣ nợ ngắn hạn đạt 670 tỷ đồng, chiếm 40% trong tổng dƣ nợ; dƣ nợ trung và dài hạn đạt 1010 tỷ đồng, chiếm tỷ träng 60 % trong tổng dƣ nợ.

Nhìn vào kết quả trên ta thấy tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn dài hạn của Chi nhánh còn chƣa hợp lý vì các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm trên 60 % tổng dƣ nợ trong khi nguồn vốn huy động có kết cấu tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn khá lớn, nguồn vốn huy động dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( 18% trong tổng nguồn vốn huy động ), điều này gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc cân đối nguồn vốn huy động - sử dụng vốn.

Nhƣ vậy , trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng hơn việc khai thác nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài, xu hƣớng dài hơn của tiền gửi kỳ hạn làm cho tính cân xứng càng tốt hơn.

Biểu đồ 2 17: Cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay theo thời hạn

v: tỷ ồng

Trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc, nguồn ngắn hạn là bộ phận chủ yếu, chiếm tỉ trọng rất lớn (khoảng trên 70%), trong khi vốn dài hạn huy động đƣợc lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhiều. Lí do là nguồn lực chủ yếu trong vốn huy động của ngân hàng là tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và tổ chức. Vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ, đặc biệt là giảm về giá trị tuyệt đối và tỉ trọng trong 3 năm nghiên cứu.

Trong khi đó, trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng lớn (khoảng trên 50%). Do vậy ngân hàng đó phải dùng một một phần lớn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Theo Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN, Tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn để cho vay trung hạn, dài hạn theo nguyên tắc thứ tự sau đây:

a) Sử dụng nguồn vốn trung hạn, dài hạn. b) Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.

2. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng nhƣ sau:

- NHTM: 30%

- Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính: 30% - Quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng: 20%

3. Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tính theo công thức sau đây:

[(A-B)/C] x 100% Trong đó:

- A là tổng dƣ nợ cho vay trung hạn, dài hạn

- B là tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải trừ theo quy định tại Điều 4 Thông tƣ này.

- C là tổng nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn quy định tại Điều 3 Thông tƣ này.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ an toàn của ngân hàng thì việc giảm tỉ lệ dựng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là cần thiết để giảm rủi ro thanh khoản cho chính ngân hàng. Mặt khác, việc điều chỉnh này cũng phù hợp với quá trình phát triển của thị trƣờng vốn tại Việt Nam. Vốn cho đầu tƣ phải đƣợc huy động từ thị trƣờng vốn. Do vậy, ngân hàng nên xem xét điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tăng trƣởng bền vững hơn, cải thiện nguồn vốn trung và dài hạn, đảm bảo tính an toàn thanh khoản và hiệu quả, cân đối hợp lí giữa huy động và sử dụng vốn.

+ Sự phù h p về lãi suất huy động và sử d ng vốn

Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này đƣợc xem là việc làm thƣờng xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng. Trong thực tế, các NHTM đều đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào. Do trong thời gian qua, lãi suất bình quân huy động có xu hƣớng giảm nên chi phí bình quân cho lãi suất đầu vào cũng có xu hƣớng giảm. Bên cạnh việc thƣờng xuyên tính toán chi phí cho từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, Chi nhánh cũng cần thƣờng xuyên tính lãi suất bình quân

Ta xem xét chỉ tiêu cho biết chênh lệch lãi suất giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Mức chêch lệch này tạo nên lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng:

Chênh lệch LSBQ =

Thu lãi cho vay, đầu tư

- Tổng chi lãi

Biểu đồ 2 18: Lãi suất bình quân huy động và sử d ng vốn

v: %

(Nguồn: Báo cáo ho t ộng kinh doanh của Chi nhánh)

Chấp hành nghiêm túc các quy định của NHNN, NHTMCP Công Thƣơng Hà

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh hà nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)