Văn hóa ẩm thực khu vực Châu Âu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 38)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Văn hóa ẩm thực khu vực Châu Âu

Ẩm thực Pháp

Văn hóa của người Pháp sớm được hình thành và ổn định trước thời Pháp phong kiến và cho đến nay càng được chú trọng gọt giũa, hoàn thiện hơn. Và trở thành chuẩn mực nhất, mang tính đại diện cao chung cho cả lối ăn Âu – Mỹ. Ngoài một nền văn hóa lâu đời, những tuyệt tác do con người xây dựng hay do thiên nhiên hào phóng ban tặng, người Pháp còn tự hào về một nền ẩm thực có một không hai trên thế giới... Ẩm thực của Pháp nổi tiếng không chỉ với những món ăn ngon, mà còn vì đây được xem là một trong những nét đặc trưng văn hóa, bởi mỗi

31

vùng miền đều có những món ăn truyền thống của riêng mình. Thậm chí, người ta còn có thể vẽ ra một bản đồ Pháp với các món ăn đặc trưng của từng vùng.

Người dân Pháp có phong cách ẩm thực thanh lịch. Trong bữa ăn, người Pháp thường sử dụng dao, nĩa và hầu như không có các món ăn dùng tay bốc. Trong các bàn tiệc Pháp, điều đáng chú ý nhất là cung cách bày biện sạch sẽ và sang trọng, mọi thứ được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ những chiếc đĩa đựng thức ăn, ly uống rượu đến từng chiếc dao, nĩa.Tất cả những chi tiết đó đã khẳng định phần nào nét độc đáo của ẩm thực Pháp, vốn được mệnh danh là cái nôi của ẩm thực Châu Âu.

Nguyên liệu sử dụng nhiều nhất là bột mỳ, bơ, sữa, phomat, dầu oliu, thịt bò, gà, cừu, lợn, cá, tôm, cua , thịt thú rừng… và họ thường sử dụng nhiều và rất thành công các loại rượu, bia vào thức ăn từ khâu tẩm ướp, tạo hương vị cho món ăn, đặc biệt đối với các món hải sản. Bên cạnh rượu, bia, nước xốt cũng là một thành phần đáng chú ý của phong cách ẩm thực Pháp. Đó là một sự hòa quyện đầy nghệ thuật tinh tế giữa các loại thảo mộc, lá thơm và trái câu như quế, ỏai hương, khoai tây, cam, bưởi … Thể hiện rõ nhất sự quan tâm ẩm thực của người dân Pháp là việc chọn nguyên vật liệu, họ ưu tiên việc sử dụng thực phẩm đúng mùa, như thế món ăn sẽ thơm ngon hơn và quan trọng là đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cao nhất. Tất cả các phương pháp chế biến đều được người Pháp sử dụng trong từng món ăn như: quay, nướng, bỏ lò, rán, trần, hầm…

Cách nấu nướng, bày trí thức ăn cũng rất công phu. Trước khi ăn, bao giờ người Pháp cũng phải rửa tay như một thông lệ bắt buộc và họ không bào giờ dùng tay sờ, bóc vào thức ăn. Khi ăn, họ luôn bắt đầu bằng món khai vị, rồi đến một hoặc hai món chính, cuối cùng là món tráng miệng. Cách họ chọn dao, nĩa cũng tùy vào món ăn. Họ bảo sẽ thức ăn sẽ kém ngon nếu đựng trong chiếc dĩa hoặc dao, nĩa không phù hợp. Mỗi vật dụng như khăn trải bàn, các hủ đựng muối, tiêu, bình nước, chén, đĩa, nĩa, lọ hoa tránh mùi thơm…đặt trên bàn tiệc cũng được bày trí rất hài hòa, sành điệu nhưng cũng rất trang trọng.

32

Ở Pháp, các gia đình bắt đầu một ngày mới bằng bữa điểm tâm nhẹ, thường gồm bánh mì với bơ và jambon. Đồ uống thường là cà phê đen, cà phê sữa nóng, còn lũ trẻ thì thích nhất là sôcôla nóng. Bữa ăn chính thường được ăn vào buổi trưa trong hai tiếng đồng hồ nghỉ trưa. Bữa trưa thường gồm vài món, bắt đầu là một món khai vị hay xúp. Món thịt hầm với khoai tây rán kiểu Pháp hay thịt gà rán ăn với rau thường là món chính của bữa trưa. Món salad, là món rau xanh nhúng giấm sẽ được ăn tiếp sau món chính. Sau đó là một ít phô mai, và cuối cùng là tráng miệng với trái cây tươi hay món bánh ngọt. Một bữa tối thông thường gồm xúp, thịt hầm, bánh mì và phô mai.

Bên cạnh những món ăn đặc sản nổi tiếng như: pate gan ngỗng, phomat, sườn cừu nướng, các loại bánh được làm từ bột bánh mỳ đen hay các món tráng miệng được làm từ trái cây và chocolate hay đôi khi là pho mát thì đặc trưng thức uống của người Pháp đó là rượu vang và sampanh. Ngày nay còn có thêm bia và rượu táo. Rượu thường được dùng trong bữa trưa và bữa tối. Nước khoáng có ga hay không có ga cũng được dùng trong bữa ăn. Mỗi món ăn được dùng một loại rượu vang riêng phù hợp chứ không dùng một loại rượu suốt bữa ăn. Hình dáng vỏ chai rượu vang thường mách cho khách sành điệu biết vang này được làm ở đâu.

Để đạt được phong cách như một người Pháp sành điệu trong vấn đề ăn uống là cả một nghệ thuật. Chính vì những nét văn hóa ẩm thực độc đáo này mà năm 2010, bữa ăn Pháp đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Nếu có dịp đi du lịch đến Pháp, đừng quên ghé vào các cửa hàng bán những sản phẩm đặc trưng của vùng, một lọ paté gan ngỗng béo ngậy, một chai rượu táo cũng là một món quà thú vị cho người thân.

Ẩm thực Italia

Nước Ý là đất nước của những giá trị văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật hàng đầu thế giới, không chỉ được biết đến với nền công nghiệp thời trang phát triển cùng nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng. Nhắc đến Ý, người ta còn nhắc đến một phong cách ẩm thực độc đáo, đạt trình độ điêu luyện về sự kết hợp nguyên liệu. Mỗi

33

nguyên tố trong ẩm thực Ý đều đóng vai trò chủ đạo và tạo nên hương vị độc đáo và đặc trưng.

Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực tại Ý phần lớn bắt nguồn từ đời sống của người dân Ý và sự khác biệt về địa lý. Ý là một bán đảo gần như tách biệt với phía Nam châu Âu bởi dãy núi cao nhất châu lục này. Không những thế, một dãy núi chạy dài từ bắc xuống nam qua nước Ý khiến diện tích bị thu hẹp. Chính những điều kiện tự nhiên này đã tạo ra sự đa dạng trong ẩm thực Ý. Nào là các thung lũng phì nhiêu, núi rừng che phủ, những quả đồi, những dốc đá, bờ biển Địa Trung Hải rồi đến những vùng đồng bằng khô cạn… Tất cả những vùng khí hậu khác nhau như vậy đã tạo nên một nền ẩm thực Ý đa dạng và độc đáo.

Văn hóa ẩm thực Ý giống văn hóa ẩm thực Pháp. Từ năm 1533, người Ý đã du nhập kỹ năng nấu ăn của người Pháp và điều chỉnh khẩu vị phù hợp với họ. Họ đã biết kết hợp nhiều hương vị khác nhau, từ thực phẩm tươi sống, bột, ngũ cốc đến các loại thảo dược, gia vị... Từ đó, họ tạo ra những món ăn vừa đậm đà thống nhất vừa giữ được nguyên vị của các thành phần nguyên liệu. Đây chính là đỉnh cao trong nghệ thuật nấu nướng đã có trên 2000 năm tuổi.

Người Ý ăn ba bữa một ngày. Buổi sáng đơn giản với bánh mì, bánh xếp và cà phê. Mọi người thỉnh thoảng cũng ăn sữa chua, nhưng thường là không ăn thịt và trứng. Bữa trưa là bữa chính. Ăn hết món này rồi mới dọn món tiếp theo. Món khai vị thường là dĩa salad hải sản lạnh, xúc xích hay jambon kèm dưa hoặc nấm trộn dầu dấm. Tiếp đến là soup, mỳ hoặc cơm và món chính đó là thịt và cá. Món tráng miệng là trái cây hoặc cà phê. Bữa tối cũng như bữa trưa, rượu vang và nước khoáng được dùng cho cả bữa trưa và tối. Bữa trưa của họ thường bắt đầu lúc 1 giờ, còn bữa tối bắt đầu lúc 8 giờ. Các nhà hàng thường đóng cửa vào thời gian giữa bữa trưa và bữa tối.

Món ăn và công thức nấu ăn thường là những sáng tạo của các đầu bếp tại gia với những kinh nghiệm chế biến món ăn mà không hề tham khảo những công thức sách vở, nên món ăn Ý dễ dàng trở thành một chọn lựa cho các bữa ăn gia đình. Các thành phần nguyên liệu thường được sử dụng phổ biến như trái cây, rau,

34

nước sốt, thịt, cá, khoai tây, gạo, bắp ngô, xúc xích và các loại pho mát. Thành phần các món ăn có thể khác nhau đối với từng khu vực nhưng đồng thời cũng có nhiều phiên bản khác nhau của cùng một món ăn, đó chính là nét đặc sắc của ẩm thực nước Ý.

Người Ý thích ăn món ăn giàu lượng bột: họ có thể ăn cơm, bánh mì, pizza và món mì sợi. Đặc biệt là rất thích ăn pho mát. Kỹ thuật nấu của Ý thường đơn giản, thời gian chuẩn bị ngắn hơn ngoại trừ các món thịt om như ossobuco và risotto. Ẩm thực Ý thường dùng phương pháp brasare – rán nhanh thịt trong một chảo dầu. Khi nhắc đến ẩm thực Ý, người ta nghĩ ngay đến hai món ăn được xem là "quốc hồn quốc túy" là Pizza và Pasta. Bên cạnh đó còn có pho mát, Bánh ngọt Rosa… và những nguyên liệu không thể thiếu là dầu Ô liu, tỏi và cà chua.

Sự khác biệt trong nền ẩm thực Ý vẫn hiện diện trong từng món ăn ở khắp mọi miền nước Ý mặc dù hiện nay quảng cáo đã góp phần làm cân bằng các giá trị ẩm thực. Một quốc gia có nền văn hóa đa dạng như vậy thì rất khó có thể xác định đâu là “phong cách ẩm thực Ý”. Những món ăn truyền thống cốt lõi vẫn nằm ở văn hóa của từng vùng.

Văn hóa ẩm thực Vƣơng Quốc Anh

Nước Anh có lịch sử phát triển lâu đời, có một nền văn hóa thú vị, nhiều truyền thống. Do ảnh hưởng của lục địa nên nền văn hóa ẩm thực của Anh cũng giống như ẩm thực của Pháp nhưng về khẩu vị có sự khác biệt đôi chút.

Từ xa xưa, món ăn truyền thống của người Anh bao gồm thịt hầm, cá, bánh mì, pho mát và bánh nướng. Vào giáng sinh, cũng như các nước châu Âu, người Anh chọn gà tây là món ăn chính trong dịp lễ này. Ẩm thực nước Anh rất phong phú với rất nhiều đồ ăn, thức uống có hương vị tuyệt vời. Tiêu biểu trong số đó là món cá và khoai tây chiên là hai món có mặt trong menu của hầu hết các nhà hàng ở đất nước này. Sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực nước Anh còn được thể hiện ở cách trang trí và bày biện món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng đẹp mắt. Họ biết cách kết hợp màu sắc của món ăn với các gia vị và nguyên liệu trang trí khiến ta chỉ cần nhìn thôi mà cũng đã thấy đủ no rồi.

35

Bánh pudding các loại được sử dụng nhiều trong các bữa ăn, tuy nhiên người Anh không thích ăn những món có nhiều tinh bột. Nếu món ăn có hàm lượng đạm, béo vừa phải và có mùi thơm sẽ làm cho họ rất thích. Họ quen ăn các món gà quay, cá rán, thịt đúc, dê nướng, các món chế biến từ cua, ốc, baba, rừa, rắn. Pho mát, xúc xích hay món Bubble (khoai tây và bắp cải) truyền thống là những món được ưa chuộng nhất tại Anh.

Người Anh khác người Châu Âu lục địa về nhu cầu đồ uống. Họ ít uống cà phê mà uống trà nhiều hơn. Trà được pha theo kiểu Anh là có cho thêm vài giọt sữa. Có hai loại trà là trà xanh và trà đen. Người Anh có truyền thống uống trà vào buổi tối. Khi uống trà, thường ăn kèm bánh nướng, mứt hay bánh quy, nhâm nhi từ từ để cảm nhận được hết vị thơm và bùi của trà quê hương. Rượu Whisky là rượu mạnh nổi tiếng của nước Anh được khắp nơi trên thế giới ưa chuộng.

Ai đã từng tới vương quốc Anh, đã từng một lần thưởng thức hương vị béo thơm của chiếc bánh nướng quyện với vị nồng nồng của xúc xích chẳng những xua tan được định kiến về một nước Anh nghèo nàn về ẩm thực, mà còn như bị mê hoặc bởi nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của quốc gia này.

36

Tiểu kết chƣơng 1

Chương này đã đề cập đến các khái niệm chung nhất về du lịch cũng như một số quan điểm về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh đó cũng cho thấy văn hóa ẩm thực có sức ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống, đây là khâu quan trọng trong việc phục vụ các thực khách từ khắp các quốc gia trên thế giới.

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống và có vai trò quan trọng đem lại sảng khoái cho con người. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống. Nghệ thuật ăn uống không thể một ngày mà có thể cảm nhận được hết những cái ngon, cái tinh tuý của nó mà đó là một quá trình lâu dài.

37

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)