Doanh thu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 50)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1.3.Doanh thu

Mạng lưới dịch vụ du lịch ngày càng phát triển và mở rộng, quy mô của ngành du lịch ngày càng lớn với số lượng du khách nhiều hơn đã góp phần tăng doanh thu đáng kể.

Bảng 2.3: Doanh thu ngành du lịch TP.HCM

(ĐVT: tỷ đồng) Năm Doanh thu ngành du

lịch TP.HCM Tốc độ tăng trưởng 2005 14.699 +23,6% 2006 16.732 +21,3% 2007 22.280 +48,1% 2008 26.745 +29,1% 2009 34.782 +13% 2010 41.000 +17% (Nguồn : Sở Du lịch TP.HCM)

Hình 2.3 : Doanh thu ngành du lịch TP.HCM từ năm 2005 - 2010 (tỷ đồng)

(Nguồn: R&D Sacomreal-S tổng hợp từ Tổng Cục Du lịch, Sở VHTTDL TP.HCM)

43

Nhìn chung, Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh trong giai đoạn 5 năm 2006-2010. Ngành du lịch thành phố xác đi ̣nh mu ̣c tiêu tổng quát là nâng cao năng lực và hiê ̣u lực quản lý nhà nước đối với hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch , tạo môi trường thuâ ̣n lợi đầu tư phát triển du li ̣ch; Tăng cường quảng bá xúc tiến và hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực ; Xây dựng môi trường du li ̣ch an toàn , thân thiê ̣n và văn minh , giới thiê ̣u hình ản h mô ̣t thành phố năng động , hấp dẫn và an toàn . Trên cơ sở đó, ngành du lịch thành phố đã cụ thể hóa bằng những giải pháp thiết thực, thúc đẩy du lịch trên địa bàn phát triển trong 5 năm 2006-2010 với kết quả:

- Khách du lịch quốc tế đến thành phố tăng bình quân 15% năm: Nếu như năm 2000, năm đầu tiên củ a chương trình hành đô ̣ng quốc gia về du li ̣ch , khách quốc tế đến thành phố là 1,1 triệu lượt thì đến năm 2006 đã đa ̣t 2,35 triệu lượt và năm 2010 đạt 3,1 triệu lượt khách quốc tế, chiếm hơn 60% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

- 10 thị trường khách hàng đầu (bằng đường hàng không - theo thứ tự) đến thời điểm năm 2010 là: Trung Quốc (tăng 189%), Mỹ (tăng 14%), Hàn Quốc (tăng 119%), Nhật (tăng 69%), Đài Loan (tăng 49%), Úc (tăng 40%), Malaysia (tăng 68%), Pháp (tăng 60%), Singapore (tăng 48%) và Canada (tăng 20%).

- Doanh thu du li ̣ch thành phố tăng bình quân 26%/ năm: năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm 2010 đã là 41.000 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu du li ̣ch cả nước và đóng góp 5,5% GDP của thành phố.

- Khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm, ngay cả trong thời kỳ chịu tác động của suy thoái kinh tế với tỷ lệ từ 20 đến 30%/ năm.

- Cơ sở ha ̣ tầng của du li ̣ch thành phố phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiê ̣p . Số khách sa ̣n được xếp ha ̣ng sao tăng đều qua các năm . Từ 90 khách sạn vào năm 2001, đến cuối năm 2010 đã có 1.461 cơ sở lưu trú du lịch.

- Số doanh nghiệp lữ hành cũng tăng mạnh từ 452 doanh nghiệp vào năm 2006, đến hết năm 2010 đã có 666 doanh nghiê ̣p lữ hành: trong đó có 337 doanh

44

nghiê ̣p lữ hành quốc tế, 318 doanh nghiê ̣p lữ hành nô ̣i đi ̣a và 11 văn phòng đại diện nước ngoài về du lịch tại thành phố.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 50)