7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Ẩm thực TP.HCM
Xét về nghệ thuật ẩm thực mà nói, nhận định người Bắc thích mặn, người Trung thích cay và người Nam thích ngọt cũng có cái lý của nó, song thời nay mọi thứ đều đã khác xưa. Muốn kiểm nghiệm về sự phong phú của các món ăn lạ khẩu, không gì bằng tới Sài Gòn. Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Có lẽ sự hỗn hợp và “đa mang” ấy lại trở thành một nét đặc biệt khó quên của thành phố không ngủ này.
Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời.
Nếu Singapore thu hút du khách bởi các khu phố ẩm thực như Little Indian, China town thì TP.HCM có các phố ẩm thực Bắc, Trung, Nam như các nhà hàng món ăn Hà Nội, món ăn miền Trung như Quảng Nam (khu Tân Bình), món Huế (trung tâm thành phố, quận 3, quận Gò Vấp), các nhà hàng món ăn Nam Bộ lại càng phong phú, mỗi nơi mỗi vẻ. Đó là chưa kể đến những nhà hàng món Tây, món Ấn, Brazil (Âu Lạc) ở các nhà hàng, khách sạn. Tất cả, tất cả làm nên một Sài gòn đa dạng về phong cách ẩm thực.
47