Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 52)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1.4Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

Trong cơ cấu các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, chiếm gần một phần ba (năm 2005 là 32%) trong tổng số các khoản chi tiêu; tiếp đến là chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngời chiếm gần một phần tư (năm 2005 là 21,8%), thứ ba là chi cho ăn uống và chi mua sắm hàng hoá ( khoảng 16%). Các khoản chi tham quan, chi cho nhu cầu văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí; chi cho y tế, săm sóc sức khoẻ đều chiếm rất nhỏ trong tổng các khoản chi. Các khoản chi về đi lại, ăn uống và dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ là những khoản chi tiêu tăng mạnh nhất; điều này cũng phù hợp với chỉ số tăng giá của các nhóm hàng hoá và dịch vụ này trong thời gian này. Các khoản chi tiêu của khách du lịch là phụ nữ nhiều hơn so với nam giới chủ yếu là tiền mua sắm hàng hoá, chi cho tham quan, cho y tế, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp và thuê phòng nghỉ; ngược lại, các khoản chi tiêu của du khách nam giới nhiều hơn phụ nữ là các khoản chi ăn, uống, đi lại, vui chơi giải trí.

Theo một số liệu của Bộ thương mại, trung bình một khách du lịch quốc tế thuộc diện giàu có đến TP.HCM mức chi tiêu cũng chỉ khoảng 300 - 700 USD, mức cho tiêu bình quân cho tất cả các khách du lịch chỉ là 100 - 150 USD/người/ngày lưu trú).

Việc sử dụng thẻ Visa ngày càng nhiều của khách du lịch đến TP.HCM cho thấy ở Việt Nam nói chung hay TP.HCM nói riêng đã trở thành một thị trường thanh toán điện tử phát triển, khi mà khách du lịch nước ngoài đang thể hiện mức độ tin tưởng cao hơn vào hệ thống thanh toán. các du khách đến từ Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và Pháp, chiếm 58% tổng lượng chi tiêu qua thẻ. Mức chi tiêu trung bình cho mỗi giao dịch là 2,59 triệu đồng. Du khách Canada có mức chi tiêu trung bình cao nhất cho mỗi lần giao dịch 3,58 triệu đồng, tiếp theo đó là Na Uy 3,524

45

triệu đồng và Hồng Kông 3,2 triệu đồng. So với các nước khác thì lượng chi tiêu của du khách quốc tế ở TP.HCM còn rất thấp.

Bảng 2.4: Chi tiêu của khách du lịch trong nƣớc

2003 2005 2007 2009

Nghìn đồng

Chi tiêu bình quân 1 ngày 439,5 506,2 550,8 703,4

Chia ra: Thuê phòng 104,2 110,3 137,7 171,0 Ăn uống 68,5 88,6 97,8 166,0 Đi lại 125,0 162,0 175,1 171,9 Thăm quan 20,7 19,7 20,0 38,6 Mua hàng hóa 66,6 75,7 71,0 97,4 Y tế 2,4 4,6 3,7 6,0 Chi khác 52,1 45,3 45,5 52,5 Cơ cấu (%)

Chi tiêu bình quân 1 ngày 100,0 100,0 100,0 100,0

Chia ra: Thuê phòng 23,7 21,8 25,0 24,3 Ăn uống 15,6 17,5 17,8 23,6 Đi lại 28,4 32,0 31,7 24,4 Thăm quan 4,7 3,9 3,6 5,5 Mua hàng hóa 15,2 15,0 12,9 13,8 Y tế 0,5 0,9 0,7 0,9 Chi khác 11,9 8,9 8,3 7,5 (Nguồn : Tổng cục du lịch)

46

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 52)