Thức uống đặc trưng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 71)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.2.Thức uống đặc trưng

Ăn - uống là hai hoạt động không thể tách rời nhau và luôn đi liền với nhau. Hiện nay, TPHCM có rất nhiều loại đồ uống với chất lượng cao. con người có thể nhịn ăn được nhiều ngày nhưng nhịn uống 2 ngày là sẽ nguy đến tính mạng. Uống để mang lại sự sảng khoái cho cơ thể và cũng là để thẩm thấu cho trọn vẹn thú vui của con người.

Sài Gòn nóng quanh năm và Sài Gòn chỉ có hai mùa: một mùa nóng và một mùa... nóng hơn. Có lẽ vì thế nên nơi đây mới có “vô thiên lủng” các loại thức uống và đồ giải khát, mà món nào cũng cảm nhận được hơi lạnh của đá bào, đá viên, đá cục. Ngoài việc thưởng thức các món ăn Sài Gòn, không thể bỏ qua những loại đồ uống Sài Gòn dù có thể chúng được bán trong các quán lúp xúp đơn giản hay nhà hàng sang trọng.

Cà phê Sài Gòn không chỉ là chuyện đi uống cà phê mà đã trở thành phong

cách sống của người dân Sài Gòn. Từ cà phê Bệt đến những quán cóc hay muốn tiết kiệm thời gian nhanh nhất và muốn có một không gian đẹp với những tiểu cảnh được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau.

Nƣớc sâm Sài Gòn nhưng không phải được chế biến từ củ nhân sâm quý

hiếm. Nó có thành phần chính là mía lau (thanh nhiệt, giải khát), rau bắp và rễ tranh (lợi tiểu). Nước sâm có nhiều biến thể: sâm bông cúc, sâm hoa nhài, sâm rong

64

biển, sâm atiso…Những con đường ở Sài Gòn hiếm khi vắng bóng nước sâm, đi đâu cũng có thể bắt gặp những hàng quán bán nước sâm.

Dừa tắc: gần miền Tây nên nước dừa kết hợp với tắc (quất) là món uống

bình dân thanh mát được người Sài Gòn ưa chuộng. Đó chỉ đơn giản là ly nước dừa nguyên chất, bỏ thêm một muỗng mứt tắc ngọt lịm, trộn lẫn với cơm dừa thái nhỏ, thêm chút đá. Giữa trời đổ lửa, uống ly nước dừa, nghe cái mát lạnh chảy tràn trong khoang miệng, chảy cả vào lòng mới hiểu và cảm nhận hết ý nghĩa tuyệt vời của thức uống này.

Nƣớc mía Sài Gòn cũng nhiều không kém café cóc ở đây. Cùng từ một quy

trình như bao nơi khác nhưng nó vẫn có những vị riêng, ít nơi nào trùng lặp. Nước mía Sài Gòn không ngọt gắt mà có vị ngọt dịu, thường được ép cùng lát cam, lát thơm hay vài quả tắc. Có chỗ còn biến tấu với chanh muối. Nhờ vậy mà nước mía ngon hơn, bổ dưỡng hơn và đặc biệt mới lạ.

Chè Sài Gòn phong phú từ số lượng các loại chè đến lực lượng đông đảo

những quán chè xe chè, rong ruổi khắp trên đường phố. Ở đâu ta cũng có thể bắt gặp vô vàn tên chè từ quen thuộc, truyền thống của Việt Nam: đậu đen, đậu xanh, bà ba…hay chè gốc “ngoại” như: chè Hoa, chè Nhật, chè Thái, chè Mỹ, chè Campuchia ... Mỗi loại là một hương vị đem lại cảm nhận khác nhau cho người ăn. Đặc biệt hiện nay chè khúc bạch – một đặc sản Sài Gòn đang nở rộ tuy là đã có từ rất lâu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch (Trang 71)