7. Kết cấu luận văn
2.1.2.2. TP.HCM – Giao lưu văn hóa ẩm thực Quốc tế
TP.HCM nơi nền văn hóa ẩm thực phong phú và sôi nổi nhất nước, tuy không đủ bốn mùa như Hà Nội, nhưng TP.HCM lại có những thứ riêng để nhớ thương, mà có ngược dòng thời gian hàng thế kỷ vẫn cứ nhớ vẹn nguyên như thuở nào. Ẩm thực của TP.HCM và Nam bộ là sự kết tinh các món ăn ngon, độc đáo, là
49
sự quyện hòa tuyệt đẹp của nhiều nền văn hóa ẩm thực trong một vùng đất giàu có và giao lưu của nhiều vùng đất khác khi theo những người con mở đất phương Nam.
Rất nhiều món ăn ngon, độc đáo của các tỉnh, thành trên cả nước và nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Ấn Ðộ, Pháp, Mỹ, Ý, Nga, Nhật Bản, Úc…) đã trở thành một phần của ẩm thực Sài Gòn. Từ món ăn sang trọng đến món ăn bình dân thuần Việt, Sài Gòn còn là nơi hội tụ các nền văn hóa ẩm thực Âu, Á, Mỹ… không kém gì những thành phố danh tiếng thế giới như: gà rán Humburger Mỹ, cơm cá chẻm Tây Ban Nha, vịt quay Bắc Kinh, mỳ Nhật Ramen, bánh mì kẹp patê, thịt, mì Ý, xúc xích Đức, sushi Nhật Bản, thịt xông khói kiểu Pháp, thịt nướng kiểu Nga và say sưa hương vị thịt nướng của Tiệp Khắc với đủ các loại rượu bia nổi tiếng nhất... Tuy nhiên, sự giao thoa này không làm mất đi nét đẹp truyền thống mà còn giúp cho văn hóa ẩm thực Sài Gòn ngày càng tinh tế, hấp dẫn hơn trong mắt du khách quốc tế.
Người sống ở Sài Gòn có thể kể vanh vách những món ăn đặc trưng ở nhiều vùng đất khác, nhưng nói về món đặc sản Sài Gòn thì… hoang mang. “Ẩm thực Sài Gòn thiếu bản sắc”, nhưng không thể chối cãi rằng món ngon ở khắp nơi thích tụ về Sài Gòn để tồn tại và phát triển trong một hành trình riêng của nó, để làm nên một khuôn mặt đa sắc cho đời sống ẩm thực Sài Gòn.