Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

1.4.2.1. Bài học thành công

Thúc đẩy FDI là hết sức cần thiết cho sự phát triển của CNHT đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển. Tỉnh Bắc Ninh và cộng đồng doanh nghiệp cần phải nhận thức được rõ tầm quan trọng này, từ đó có những động thái và nỗ lực để thu hút FDI.

Bắc Ninh cần học tập Thái Lan và Malaysia trong việc tiếp thị hình ảnh của tỉnh và cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư. Điều đó thể hiện qua việc xây dựng hệ thống chính sách ổn định, rõ ràng và hợp lý hơn. Tỉnh cũng nên có những chương trình hỗ trợ cụ thể để thu hút FDI. Các biện pháp khuyến khích về giá thuê đất, tài chính, hỗ trợ thông tin…. là những định hướng tỉnh nên theo đuổi để có thể tạo ra được một “cú huých” cho dòng chảy FDI.

Về phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác, liên kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường khả năng tài chính, trình độ quản lý. Thái độ tích cực hợp tác của các doanh nghiệp trong nước cũng chính là một nhân tố tác động tới quyết định của các nhà đầu tư khi đến với tỉnh Bắc Ninh.

27

Tỉnh cần thành lập các tổ chức chuyên về phát triển CNHT. Cơ quan này sẽ là cầu nối không chỉ giữa chính phủ với doanh nghiệp mà giữa các doanh nghiệp với nhau (xúc tiến liên kết giữa các nhà thầu phụ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các công ty lớn; kết nối các nhà cung cấp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài…)

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp với các nhà cung ứng, đặc biệt là các nhà cung ứng trong nước nên được thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên (nghiên cứu, thiết kế sản phẩm). Sự liên kết này nên được thực hiện một cách chủ động từ hai phía nhằm tăng cường khả năng khai thác và năng lực kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm với các tính năng ngày càng vượt trội. Những hỗ trợ của tỉnh không phải là can thiệp trực tiếp vào mối quan hệ này, mà nên có những chính sách hỗ trợ gián tiếp như: xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp trong nước, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ công nghiệp CNHT…

Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải biết trao đổi hàng hóa công nghiệp với nhau thay vì cố gắng tự sản xuất mọi thứ trong nước. Chính vì vậy, chúng ta cần trở thành một nối kết quan trọng trong mạng lưới sản xuất xe máy ở Đông Á bằng việc chuyên môn hóa một số quy trình và nhập khẩu các hàng hóa trung gian. Các quốc gia Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc… đã định vị được vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cần phải tìm ra công đoạn sản xuất mà có lợi thế so sánh, sản xuất với quy mô lớn và trở thành nhà cung cấp cho toàn khu vực chứ không nên hướng tới mục tiêu sản xuất mọi thứ ở trong nước. Bắc Ninh ứng cử viên hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng. Đây là lĩnh vực còn nhiều phân đoạn thị trường bỏ ngỏ. Điều cần làm là phải thể hiện có tiềm năng trong lĩnh vực này để giành được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

1.4.2.2. Bài học chưa thành công

Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu (điện tử, điện máy) của Thái Lan còn thấp do chậm điều chỉnh đồng bộ cơ cấu thuế nhập khẩu nguyên liệu, chậm giải quyết vấn đề khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa & nhỏ và

28

khó khăn về việc giảm chi phí trong các doanh nghiệp; nguồn nhân lực thiếu những nhân viên kỹ thuật và những người quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

Cần tìm ra sản phẩm phù hợp với sức của mình để bắt đầu, và sau đó phải luôn luôn tìm tòi cải tiến để vừa mở rộng sản phẩm, vừa nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật cá nhân (thuật ngữ chuyên môn trong kinh tế học phát triển gọi là tạo ra lợi thế so sánh động). Một số nước trong thời gian đầu chưa nhận thức được các sản phẩm CNHT phù hợp với quốc gia mình nên vẫn phải nhập khẩu các loại vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho quá trình sản xuất, ví dụ như Trung Quốc vẫn phải nhập một lượng lớn các loại máy móc từ Nhật Bản.

Quá trình thu hút FDI vào CNHT vẫn gặp một số khó khăn, một số các doanh nghiệp FDI mang đến những công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Tránh tình trạng thu hút FDI vào khai thác các nguồn tài nguyên, khoáng sản cho phát triển ngành CNHT dẫn đến kiệt quệ nguồn tài nguyên. Trung Quốc là một nước có ngành công nghiệp phát triển, những hiện nay Trung Quốc là nước có tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề nhất. Bắc Ninh cần thu hút FDI có chọn lọc và có những giải pháp chặt chẽ trong các điều kiện về môi trường, về chất lượng…

Khi dòng FDI ồ ạt chảy vào Penang, Malaisia nhiều công ty đa quốc gia đứng trước tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng như các nhà kỹ thuật có khả năng bảo trì và cải tiến dây chuyền sản xuất. Để tránh tình trạng này thì Bắc Ninh cũng cần có những giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực ngay từ đầu.

29

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)