Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 31)

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Ở Thái Lan, từ lâu người ta đã nhận ra là cần phải khuyến khích sự phát triển của CNHT và nhu cầu cấp bách này càng trở nên rõ ràng hơn khi Thái Lan theo đuổi chiến lược hướng ra xuất khẩu. Thái Lan đã tận dụng lợi thế việc các công ty Nhật Bản ồ ạt đầu tư sang các nước ASEAN để phát triển CNHT trong nước. Với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, Thái Lan đã đưa ra nhiều ưu đãi về thuế, thành lập các khu tự do thương mại cho các dự án đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Bên cạnh các chính sách ưu đãi cho phát triển CNHT, Thái Lan còn thành lập các ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và các tổ chức chuyên lo phát triển xây dựng và hình thành mối liên kết công nghiệp trong nước. Năm 1985, Thái Lan đã thành lập Phòng phát triển CNHT (BSID) trong Uỷ ban xúc tiến công nghiệp (DIP) thuộc Bộ Công nghiệp với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Mục tiêu chính của BSID là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước hoạt động trong các ngành CNHT như phối hợp với Nhật Bản tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho các lao động trong các doanh nghiệp này, và đưa ra quy hoạch tổng thể cho phát triển CNHT. Uỷ ban đầu tư Thái Lan (BOI) đã thành lập bộ phận liên kết công nghiệp (BUILD) để thúc đẩy hợp tác giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài trong ngành CNHT. Bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp. Uỷ ban xúc tiến công nghiệp DIP cũng đưa ra chương trình phát triển các nhà cung cấp quốc gia (NSDP) và bắt đầu thực hiện nó.

24

Hiện nay Thái Lan đã có đến 19 ngành CNHT ở 3 cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị phụ tùng và linh kiện, dịch vụ. Riêng trong ngành công nghiệp ô tô với mục tiêu trở thành Detroite Châu Á, Thái Lan đã có đến 2000 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, trong đó gần 400 nhà sản xuất chuyên về phôi đúc hoặc rèn khiến từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ô tô với linh kiện được sản xuất tại chỗ. Mặc dù có 15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1800 nhà cung ứng. Chính phủ Thái Lan từ việc quy định về tỷ lệ nội địa hóa (1996): 40% với xe tải nhỏ, 54% với xe tải khác đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuất trong nước. Hiện nay, khi đã hội đủ năng lực nền tảng của CNHT, Thái Lan có chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất kinh doanh phải thay đổi theo chiến lược để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa trên. Điều này kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ đồng thời kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính nước họ sang đầu tư ở Thái Lan để mở thêm các cơ sở CNHT. Hiện nay, Thái Lan đang đứng đầu các nước ASEAN về phát triển CNHT.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Cũng giống như Thái Lan, Malaysia theo đuổi chiến lược khuyến khích FDI có chọn lọc để thúc đẩy phát triển CNHT. Tuy nhiên, ở Malaysia có những điển hình thành công nổi bật khác có ích cho việc học hỏi kinh nghiệm, giúp phát triển CNHT ở Việt Nam. Trước hết, phải kể đến việc thành lập và đi vào hoạt động của trung tâm phát triển kĩ năng Penang (PSDC) đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của CNHT. PSDC đã cung cấp chương trình nâng cao trình độ công nghiệp cho các lao động trong các công ty và những người vừa tốt nghiệp. Nó còn đưa ra sáng kiến về chương trình cung cấp toàn cầu (GSP) giúp giảm khoảng cách thông tin giữa các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp linh kiện trong nước. Với một lượng lớn FDI đổ vào Penang trong những năm 1980, đặc biệt trong ngành công nghiệp điện tử, nhu cầu lao động có trình độ để có thể vận hành được các dây chuyền sản xuất hiện đại càng trở nên bức thiết. Để đáp ứng yêu cầu của các công ty đa quốc gia, chính quyền tỉnh Penang đã thành lập trung tâm PSDC vào năm 1989. PSDC cung cấp các khóa đào tạo về kỹ thuật và quản trị kinh doanh cho một số lượng lớn nhân viên của các công ty cũng như những người đã tốt nghiệp các trường trung học. PSDC còn cung cấp công

25

nghệ hiện đại thường xuyên được cập nhật, điều này mang lại lợi ích cho các ngành CNHT trong nước. Các chương trình ở Penang đào tạo tại các công ty thành viên soạn thảo và luôn được cập nhật để phù hợp với nhu cầu thị trường. PSDC còn là nơi các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp trong nước gặp gỡ trao đổi thông tin cả chính thức lẫn không chính thức thông qua các khóa đào tạo kỹ thuật. Do tác động kết hợp của việc nâng cao công nghệ và giảm khoảng cách thông tin, PSDC đã góp phần vào sự phát triển của các liên kết. Tỷ lệ mua sắm nội địa của công ty Sony EMCS tại Penang đã đạt trung bình khoảng 30%-40%, tỷ lệ này đã xấp xỉ mức trung bình của thế giới về tỷ lệ mua sắm nội địa các công ty đầu tư Nhật Bản (40,3% trong năm 2003). Mô hình này có thể mang lại bài học quý giá cho Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình phát triển CNHT hiện nay và trong tương lai.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Bên cạnh trường hợp của Malaisia, Trung Quốc tuy tham gia tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu ngành điện tử muộn hơn, song thậm chí còn vượt mặt Malaisia trong việc hội nhập vào các ngành sản xuất này. Và một trong những đầu tầu quan trọng thúc đẩy sự hội nhập này chính là các cụm công nghiệp khổng lồ nội mạng. Một số cụm công nghiệp phát triển theo hướng mạng sản xuất nội bộ công ty theo liên kết sở hữu. Công viên công nghiệp của Flextronnics ở Doumen, niền Nam Trung Quốc là một ví dụ điển hình của chiến lược này. Công viên này gồm hai nhà máy lớn lắp ráp mảng mạch điện tử, một nhà máy chế tạo bảng mạch điện tử thô sử dụng công nghệ cao, một nhà máy sản xuất vỏ nhựa, một nhà máy sản xuất vỏ kim loại và các trung tâm phân phối và hoàn thiện. Đồng thời, một số cụm công nghiệp khác lại phát triển theo hướng hội tụ các nhà cung ứng khác nhau mà phần lớn sản phẩm của họ được cam kết cung cấp cho một mạng sản xuất. Trường hợp cụm công nghiệp viễn thông Xingwang, Bắc Kinh, Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Xingwang là một cum công nghiệp rộng 100 ha trong ngành điện tử và thông tin liên lạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Cụm công nghiệp này do Nokia – Capital, chi nhánh của công ty toàn cầu Nokia, Phần Lan chi phối theo nghĩa hầu hết các công ty có văn phòng đặt trong cụm công nghiệp này là các nhà cung ứng của của các công ty đa quốc gia này.

26

Để có thể làm được các điều trên, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một chính sách hợp lý, thích hợp nhằm thu hút FDI để phát triển CNHT trong nước.

Trước hết phải nói đến chính sách tạo dựng môi trường đầu tư bình đẳng cho cả doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước. Trước đây, các nhà đầu tư rất ngại đầu tư tại Trung Quốc do sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn thông thoáng qua môi trường pháp lý bình đẳng. Nhờ an tâm về quyền lợi về tài sản được đảm bảo, các nhà đầu tư nước ngoài rất an tâm và sẵn sang đầu tư vào một thị trường tiềm năng như Trung Quốc.

Ngoài ra Trung Quốc còn ban hành một hệ thống thuế phù hợp, có nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 31)