Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học mới chỉ xuất hiện khi có các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư sản xuất tại Bắc Ninh như Canon, Samsung và hiện tại có thêm Nokia đến đầu tư, với quy mô lớn, vốn đầu tư liên tục tăng lên kkéo theo các doanh nghiệp vệ tinh phát triển.
48
Bảng 2.2. Một số dự án ngành điện tử - tin học tại Bắc Ninh năm 2013
Stt Tên Vốn đầu tƣ (USD) Ngày cấp GCNĐT Địa điểm 1 Công ty TNHH Canon Việt Nam
60.000.000 24/03/2005 KCN Quế Võ 70.000.000 06/03/2006 KCN Tiên Sơn 2 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 2.500.000.000 25/03/2008 KCN Yên Phong I
3 Nokia Corporation 302.000.000 15/11/2011 KCN VSIP
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh
Công ty TNHH Canon Việt Nam tại Quế Võ được thành lập năm 2006, trải qua 7 năm hoạt động và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục đạt mức tăng trưởng cao, doanh thu của công ty tăng cao từ khi thành lập đến nay, đến năm 2012 doanh thu tăng lên 13 lần. Và sau là nhà máy Canon tại KCN Tiên Sơn được thành lập với số vốn đầu tư giai đoạn I lên đến 70 triệu USD. Nhà máy được thành lập đã đem lại nhiều sự phát triển cho Bắc Ninh, sau khi vận hành, số lượng nhà cung cấp cho nhà máy tăng lên nhanh theo năm. Từ đó, không chỉ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp phát triển, mà còn là cơ hội tiềm năng cho các nhà cung cấp mới, góp phần không nhỏ vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh nói riêng, của Việt Nam nói chung.
Đến năm 2008, công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư vào Bắc Ninh, với quy mô ban đầu số vốn đầu tư hơn 600 triệu USD và đến nay số vốn đầu tư đã tăng lên 2,5 tỷ USD đã góp phần tăng trưởng kinh tế và kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh của Samsung đến đầu tư tại Bắc Ninh.
Nhà máy sản xuất thiết bị điện thoại di động Nokia Việt Nam được xây dựng tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh với diện tích 17ha, tổng mức đầu tư ban đầu là 200 triệu Euro (tương đương 300 triệu USD). Đây là nhà máy đầu tiên của Nokia tại Đông Nam Á và là cơ sở sản xuất điện thoại di động thứ 11 của hãng trên toàn cầu. Tại KCN
49
VSIP Bắc Ninh, Nokia sẽ tham gia các hoạt động sản xuất, gia công và lắp ráp điện thoại di động, dự kiến nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2013, sản lượng đạt 180 nghìn sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 10 nghìn lao động.
Với sự gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư tại Bắc Ninh đã kéo theo hàng trăm nhà cung cấp đến đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp sản phẩm hỗ trợ.
Biểu đồ 2.4. Tăng trƣởng ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học trong khu công nghiệp Bắc Ninh đến năm 2013
Đơn vị: dự án 0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 CNHT điện tử tin học
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh 2013
Từ biểu đồ ta thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học mới hình thành cách đây ít năm, từ năm 2005, cho đến năm 2013 mới thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành CNHT điện tử - tin học. Năm 2013, số lượng các nhà máy sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm hỗ trợ trong sản xuất bắt đầu tăng mạnh, năm 2005 chỉ có một vài doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử - tin học, cho đến năm 2013 đã có đến hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, hỗ trợ cho các ngành điện tử - tin học. Riêng nhà máy Samsung đã có hơn 50 nhà cung cấp, phần lớn đến từ Hàn Quốc và các nước xung quanh hoặc một số công ty liên doanh giữa đối tác nước ngoài và Việt Nam.
50
Trước khi có nhà máy Samsung và Nokia thì nhiều nhà sản xuất linh kiện nước ngoài cũng đã đầu tư nhà máy ở Bắc Ninh để xuất khẩu như Foxconn, Intel,…
Các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2013 thì có một số doanh nghiệp tập chung sản xuất ở ngoài KCN do giá thành thuê đất ngoài KCN thấp hơn. Năm 2011, tỉnh có 4 doanh nghiệp sản xuất CNHT điện tử - tin học thành lập. Năm 2013, tỉnh đã có đến 19 doanh nghiệp, cho thấy đầu tư ngoài KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp ngành điện tử - tin học gia tăng làm cho sản lượng xuất nhập khẩu của mặt hàng này cũng tăng mạnh qua các năm (bảng 2.3, 2.4).
Bảng 2.3. Tình hình xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và phụ kiện từ năm 2009 - 2012
Năm
Hàng điện tử Máy tính và phụ kiện
Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2009 1,174 - 8,296 - 2010 20,441 16.411,4 9,382 13,09 2011 542,074 25.518,9 0,414 -95,59 2012 13.385,304 23.780,5 0,584 41,06
Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2012
Các doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Bắc Ninh gia tăng mạnh trong năm qua làm cho tình hình xuất khẩu các loại linh kiện, phụ tùng tăng mạnh. Năm 2009 xuất khẩu 1,174 triệu USD, đặc biệt năm 2012, xuất khẩu mặt hàng này đã lên đến 13.385,304 triệu USD. Tốc độ tăng đạt 16.441,4% năm 2010, 25.518,9% năm 2011 và 23.780,5% năm 2012. Đến năm 2013, theo thống kê sơ bộ, đây là năm mà Bắc Ninh
51
đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất từ trước tới nay, gần 30 tỷ USD, riêng nhà máy Samsung đã giá trị xuất khẩu trên 20 tỷ USD trong năm 2013.
Riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy tính và các phụ tùng lại giảm trong năm 2011 từ 9,382 triệu USD xuống còn 0,414 triệu USD giảm 95,59% so với năm 2010, và 0,584 triệu USD năm 2012. Mặc dù giá trị xuất khẩu hàng máy tính và phụ tùng giảm mạnh nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Bảng 2.4. Tình hình nhập khẩu hàng điện tử của Bắc Ninh năm 2009 – 2012
Năm Giá trị nhập khẩu
(triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2009 207,9 - 2010 1.232,4 1.927,8 2011 4.248,7 2.447,5 2012 11.545,8 1.717,5
Nguồn: Niên giám tống kê Bắc Ninh năm 2012
Tình trạng nhập khẩu các mặt hàng điện tử của Bắc Ninh ngày càng gia tăng năm 2009 lượng nhập khẩu của Bắc Ninh là 207,91 triệu USD, năm 2012 đã là 11.545,776 triệu USD, tốc độ tăng nhập khẩu của mặt hàng điện tử của Bắc Ninh tăng nhanh 1.927,8% năm 2010, 2.447,5% năm 2011 và 1.717,5% năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu vẫn nhanh hơn dẫn đến năm 2012, Bắc Ninh đã thoát khỏi tình trạng nhập siêu và bắt đầu xuất siêu mặt hàng này với giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Với kết quả đạt được trong năm qua, ngành công nghiệp điện tử - tin học cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học của Bắc Ninh phát triển không ngừng và trở thành địa phương có sản lượng và xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất cả nước.
52