Phân tích tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 52)

ngày càng thu hút nhiều dự án FDI để hoàn thành mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn (vốn đầu tư từ 1500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận...

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước), tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2. Phân tích tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh Ninh

Từ khi các doanh nghiệp đầu tư vào Bắc Ninh, các doanh nghiệp hầu hết là phải nhập khẩu các loại linh kiện, phụ tùng, các sản phảm hỗ trợ cho họ, nguyên nhân ở đây là do các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh chưa phát triển.

Ban đầu, các cơ sở sản xuất của các nhà đầu tư sử dụng các linh kiện nhập khẩu nguyên chiếc, số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản có rất ít. Sau một thời gian các nhà đầu tư bước vào đầu tư thì các doanh nghiệp hỗ trợ bắt đầu xuất hiện, nhưng các loại linh kiện thường là các loại linh kiện thông dụng, cho đến nay, tại tỉnh Bắc Ninh cũng đã có doanh nghiệp CNHT phục vụ cho một số ngành như điện tử - viễn thông, sản xuất và lắp ráp ô tô, ngành cơ khí – chế tạo, ngành dệt may – da giầy và

45

một số ngành khác. Tuy nhiên, số các doanh nghiệp hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và lắp ráp thành phẩm.

Mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất toàn quốc, là một trong những địa phương đầu tiên hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ Bắc Ninh vẫn đang ở giai đoạn đầu mới hình thành, chủng loại ít, chủ yếu cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào tỉnh, chưa xâm nhập đáng kể được các thị trường quốc tế khác. Do vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Cuối năm 2012, Bắc Ninh đã có 126 doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, đến năm 2013 đã có hơn 200 doanh nghiệp. Với các tập đoàn sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực có thương hiệu nổi tiếng toàn cầu là Samsung, Canon, Nokia. Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp này đạt gần 2.000 triệu USD, tạo việc làm thường xuyên cho gần 29.000 lao động, trong đó 40% là lao động địa phương. Do vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều làng nghề truyền thống, lâu đời và sớm hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn. Thực hiện đường lối đổi mới và CNH, HĐH do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, ngay sau khi tái lập, Bắc Ninh đã sớm xác định và thực hiện mục tiêu chiến lược là phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Lựa chọn tạo bước ngoặt mang tính đột phá là quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp tập trung; cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề. Bắc Ninh là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có những tập đoàn lớn có thương hiệu toàn cầu như: Samsung, Canon, Nokia...

Tính đến 31-12-2012, đã có 343 dự án FDI (còn hiệu lực) được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 4.788 triệu USD; trong đó có 284 dự án đầu tư vào ngành công

46

nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 82,8%) với tổng vốn đầu tư 4.215 triệu USD (chiếm 88%). chiếm 10,1% số doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo toàn tỉnh, gấp hai lần năm 2010; trong đó có 79 doanh nghiệp FDI, chiếm 39,9% và gấp 2,1 lần năm 2010.

Tuy vậy, CNHT ở Bắc Ninh mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai, manh mún, kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô-tô, xe máy; công nghiệp dệt may, giày da. Đặc biệt, ngành chế tạo thép (đúc phôi) vốn là ngành truyền thống của tỉnh nhưng chưa được hỗ trợ, định hướng của Nhà nước nên phát triển tự phát, sản phẩm chủ yếu để sản xuất vật liệu cho ngành xây dựng trong nước. Các doanh nghiệp ngành CNHT vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu, linh kiện từ nước ngoài với tỷ lệ ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu phục vụ các tập đoàn đa quốc gia trên địa bàn mà chưa mở rộng ra thị trường quốc tế, thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu, nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.

Các nhà đầu tư vào CNHT tại Bắc Ninh chủ yếu là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Trong thời gian qua, ngày càng nhiều các tập đoàn lớn như Samsung, Canon, Nokia… quyết định chọn Bắc Ninh làm địa điểm đầu tư với quy mô lớn lên tới hàng tỷ USD, theo chân các nhà đầu tư lớn là hàng trăm các doanh nghiệp vệ tinh vây quanh sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Từ sau khi Samsung (Hàn Quốc) đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh, rất nhiều nhà đầu tư vệ tinh đã tìm đến Việt Nam, theo ước tính, có tới 200 doanh nghiệp theo chân Samsung, hình thành ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho khoảng 60.000 lao động. Trong đó, riêng Bắc Ninh đã hơn 60 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho Samsung nâng các doanh nghiệp sản xuất

47

sản phẩm cho các ngành điện tử - tin học tăng cao và đóng vị trí hàng đầu trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh (biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh từ năm 2005 đến 3013

70% 13% 12% 2% 3% điện tử - tin học cơ khí ô tô - xe máy dệt may - da giầy khác

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh

CNHT ngành điện tử - tin học chiếm đại đa số trong các ngành CNHT tại Bắc Ninh, lên tới gần 70%, cho thấy quá trình phát triển CNHT ngành điện tử - tin học của Bắc Ninh đang trên đà phát triển mạnh mẽ và là thế mạnh của Bắc Ninh. Tiếp theo là ngành CNHT cơ khí và ô tô – xe máy, nhưng vẫn nắm một phần nhỏ trong cơ cấu các ngành CNHT của Bắc Ninh, chỉ chiếm 12 – 13% tổng các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng (sản phẩm) hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 52)