Sự phát triển CNHT phụ thuộc vào niều yếu tố cả về vi mô, vĩ mô và được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển CNHT
2.
3.
Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam
Từ sơ đồ trên ta thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNHT. Trong đó, FDI là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển các ngành CNHT. FDI tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển ngành CNHT.
1.3.1.1. Tác động trực tiếp của FDI đến phát triển ngành CNHT
FDI vào ngành CNHT đóng góp tích cực đối với sự phát triển ngành kinh tế nước tiếp nhận, FDI thúc đẩy sự tăng trưởng sản lượng công nghiệp, tỷ lệ việc làm, góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư và xuất khẩu.
Ba yếu tố cạnh tranh
Dung lƣợng thị trƣờng
Cầu nội địa (đối với các nhà lắp ráp)
Xuất khẩu linh, phụ kiện
Các nhà cung cấp FDI Các nhà cung cấp nội địa Chi phí Giao hàng Chất lƣợng Thu hẹp khoảng cách về thông tin và nhận thức Nguồn nhân lực công nghiệp Môi trường chính sách ổn định Chính sách thuế Dòng FDI vào, cắt giảm chi phí
19
- Tăng sản lượng
Các doanh nghiệp FDI với lợi thế sẵn có về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định, lại được khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng của nước tiếp nhận đầu tư sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển nhanh chóng và ổn định. Sự phát triển của các doanh nghiệp này sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng của các sản phẩm hỗ trợ. Hơn nữa sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng dần phải đổi mới công nghệ cao hiệu quả và năng suất. Do đó, sản lượng trong ngành CNHT ngày càng gia tăng và tăng trưởng mạnh.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Các doanh nghiệp FDI với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, sự xuất hiện của các doanh ngiệp FDI còn tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển đổi mới công nghệ sản xuất tạo ra các sản phẩm ngày càng nâng cao về chất lượng.
- Thúc đẩy tái cơ cấu trong doanh nghiệp nội địa
Các doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp của các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổi mới công nghệ, từng bước đảm nhận từng phần trong cả chu trình công nghệ và tiến tới trở thành nhà cung cấp tin cậy của các công ty đa quốc gia, và công nghiệp lắp ráp.
- Nâng cao quá trình sản xuất
Thông qua các doanh nghiệp FDI, quá trình chuyển giao công nghệ được diễn ra, nhờ vậy mà trình độ và kỹ thuật sản xuất được nâng cao lên.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động
FDI trong ngành CNHT còn tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo cho nước tiếp nhận đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ. Do đó, tay nghề cũng như trình độ chuyên môn của công nhân nước sở tại được nâng cao.
20
-Góp phần thúc đẩy sự liên kết giữa các ngành công nghiệp chính và các ngành
CNHT
Khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chính thì tạo ra sức cầu lớn về các sản phẩm, các linh kiện, phụ kiện… cho quá trình sản xuất, từ đó kéo theo hàng nghìn các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng hỗ trợ. Các doanh nghiệp FDI càng phát triển thì dẫn theo ngành CNHT phát triển theo. Khi các doanh nghiệp ngành CNHT phát triển, thị trường trở lên cạnh tranh, quy mô càng lớn, chất lượng và công nghệ càng cao, giá thành giảm nên chi phí cho đầu vào của các doanh nghiệp FDI về chế biến, chế tạo ngày càng giảm, làm tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm chính. Chính vì vậy, FDI đã thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp chính và các ngành CNHT.
1.3.1.2. Tác động gián tiếp
Sự hình thành và phát triển của ngày càng nhiều các doanh nghiệp lắp ráp hay chế biến FDI vào nước sở tại là cơ hội tốt để ngành CNHT phát triển. Vì khi đó nhu cầu sản phẩm hỗ trợ, đồng thời chất lượng sản phẩm trong ngành CNHT cũng tăng lên nhờ nhờ sự tiếp thu công nghệ và các bí kíp kỹ thuật từ nhà đầu tư. Yêu cầu của các doanh nghiệp FDI về các sản phẩm CNHT là rất cao, doanh nghiệp CNHT muốn cung cấp sản phẩm cho các doanh ngiệp FDI thì phải nỗ lực nâng cao chất lượng sản phảm hay dịch vụ của mình.
Khi một doanh nghiệp lắp ráp hay chế biến FDI vào nước sở tại thì chắc chắn sẽ cần rất nhiều các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa khác đóng vai trò như những vệ tinh xung quanh cung cấp đầu vào cho họ. Do vậy, có thể nói, FDI có khả năng khuếch đại sự phát triển của CNHT theo cấp số nhân. Cụ thể FDI tác động đến CNHT qua một số giai đoạn:
-Giai đoạn 1: trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất CNHT
cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất các sản phẩm chính cung cấp cho thị trường nội địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất CNHT sẽ phát triển mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI. Sự liên kết này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty CNHT phải tỏ ra có
21
tiềm năng cung cấp các linh kiện, phụ kiện với chất lượng vơi giá thành cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
-Giai đoạn 2: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp bản xứ ra
đời trong các ngành CNHT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Những doanh ngiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh.
-Giai đoạn 3: Sau một thời gian hoạt động, các doanh nghiệp FDI với lượng sản
xuất ngày càng mở rộng, tạo thị trường ngày càng lớn cho CNHT, nhiều công ty vừa và nhỏ của nước ngoài sẽ đến đầu tư. Ở đây có trường hợp các công ty có quan hệ giao dịch lâu dài của doanh gnhiệp FDI đến đầu tư do sự khuyến khích của các doanh nghiệp FDI; cũng có trường hợp các công ty nước ngoài độc lập với các công ty FDI trong nước thấy cơ hội đầu tư vào các ngành CNHT nên đến đầu tư.
1.3.1.3. Mặt trái của FDI với CNHT
Bên cạnh những mặt tích cực của FDI với CNHT, thì nguồn vốn FDI cho các ngành CNHT có thể gây ra các nguy cơ bất ổn chủ yếu:
-Chèn ép các nhà sản xuất trong nước thay vì hợp tác mạng lưới khi các nhà sản xuất nước ngoài cùng sản xuất các sản phẩm CNHT với các doanh nghiệp nội địa. Nếu các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động chủ yếu trong các ngành có tay nghề thấp, lương thấp chủ yếu khai thác về lao động rẻ và khai thác tài nguyên cộng với xu hướng thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thay vì liên doanh thì sự chèn lấn ngày càng nghiêm trọng hơn.
-Ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước sở tại do các doanh nghiệp hỗ trợ thường là SMEs, trình độ công nghệ còn lạc hậu do chiến lượccủa các TNCs và MNCs khi đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên.
Trong các nghiên cứu về FDI trong thời gian qua, đã có những chú ý nhất định về vấn đề giảm ô nhiễm môi trường mà các doanh nghiệp có khả năng mang đến. Tuy vận vấn đề ô nhiễm môi trường với các nước thu hút FDI, đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn hiện hữu và chưa có khả năng chấm dứt do phần lớn công nghệ đầu tư vào đây đều là công nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu so với thế giới. Kết quả của quá trình nhập khẩu công nghệ lạc hậu này là sự tiêu hao nhiều năng lượng gây ô nhiễm
22
môi trường, việc trang bị thiết bị xử lý rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên nhà đầu tư không muốn đầu tư. Bên cạnh đó là sự yếu kém của thể chế, cơ quan bảo vệ môi trường tại nước này. Mặt khác về phía chính sách khuyến khích đầu tư, các hệ thống pháp luật về FDI ở nhiều quốc gia cũng chư có biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI tham gia bảo vệ môi trường.