Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô – xe máy

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 61)

Công nghiệp ô-tô trong nước mới chỉ phát triển ở chiều rộng với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp tham gia, nhưng chưa đầu tư chiều sâu về công nghệ, máy móc, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Một số chuyên gia cho rằng, ngành công nghiệp ô-tô chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô-tô thật sự bởi các doanh nghiệp mới dừng ở mức độ lắp ráp, dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm ba công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn, lắp ráp. Mặc dù đưa ra mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con), nhưng đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con (Thaco đạt 15 - 18%, Vinaxuki đạt khoảng 40%)... Đồng thời, mục tiêu có giá bán xe hợp lý, phù hợp với túi tiền người Việt Nam cũng chưa đạt được, giá xe Việt Nam đang cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực; chất lượng xe mặc dù có cải tiến nhưng chưa thể so với chất lượng xe nhập khẩu.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp Bộ Công thương dự báo, dung lượng thị trường đến năm 2020 từ khoảng 2 triệu đến 3,5 triệu xe ô-tô các loại; trong đó tổng lượng xe dưới 10 chỗ là khoảng 250 nghìn xe, năm 2025 là khoảng hơn 75 nghìn xe. Điều này cho thấy thị trường còn rất nhiều tiềm năng phát triển, cơ hội cho DN sản xuất ô-tô nội là rất lớn. Tuy nhiên, các DN trong nước lại đang quá bất lợi trong cuộc đua giành thị phần. Tuy hiện tại, đang có 38/56 DN lắp ráp ô-tô là thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô Việt Nam (VAMA), nhưng các DN ô-tô "thuần Việt" khó có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp FDI, bởi các DN trong nước chủ yếu lắp ráp các loại xe thương mại như xe tải nhỏ, xe khách, xe bus... có giá bán không cao, công nghệ đơn giản.

Hiện nay, tại Bắc ninh có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng và linh kiện cho ô tô – xe máy cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp. Khi ngành công nghiệp ô tô mới xuất hiện và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phục vụ được phần nào các linh kiện phụ tùng đơn giản, công nghệ thấp, manh mún, nhỏ lẻ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những năm gần đây khi ngành công nghiệp ô tô đang trên đà đi lên, nhiều doanh nghiệp FDI đã tìm đến đầu tư, tạo bước tiến mới cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam nói chung, của Bắc Ninh nói riêng. Đến năm 2007, tại Bắc

54

Ninh chỉ có hơn 10 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ô tô – xe máy (phụ lục 2), nhưng đến năm 2013, số các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã tăng lên hơn 40 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm đến hơn 90% các doanh nghiệp hỗ trợ của ngành.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 61)