Các doanh nghiệp sản xuất về ngành dệt may, da giầy còn ít, quy mô nhỏ và thường là các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm số lượng rất ít, nên các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất các linh kiện, vật liệu hàng dệt may, da giầy chưa phát triển. Mặc dù ngành dệt may – da giầy của Bắc Ninh phát triển khá sớm nhưng đến hết năm 2013 ngành CNHT chỉ có một số doanh nghiệp, thường là các doanh nghiệp đã thành lập từ những năm 2007, 2008 (phụ lục 3).
Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, nhưng lại thiếu các doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng phụ kiện đi kèm. Chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh cao trong khi kim ngạch nhập khẩu cũng cao không kém làm cho giá trị gia tăng của ngành may mặc không cao chủ yếu dựa vào gia công và sức lao động để tạo ra giá trị gia tăng, ta có thể thấy được điều đó thông qua tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Bắc Ninh từ năm 2007 đến năm 2012 (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Bắc Ninh
Đơn vị: triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Xuất khẩu 96,581 97,638 118,951 108,709 147,251 143,501 Nhập khẩu 64.293 62,379 76,406 83,783 94,148 87,760 Vải may mặc 59,771 51,746 49,568 80,412 70,483 57,985 Phụ liệu hàng may mặc 24,522 10,633 26,838 3,371 23,655 29,775
55
Năm 2007, Bắc Ninh nhập khẩu vải và phụ liệu là 84,329 triệu USD, chiếm 87,3% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của năm với sản lượng là 96,581 triệu USD và đến năm 2012, Bắc Ninh xuất khẩu 143,5 triệu USD và nhập khẩu cũng 87,76 triệu USD, chiếm 61,1% giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các loại xơ, sợi dệt cũng rất lớn, năm 2007 nhập 5.549 tấn, đến năm 2012, còn 418 tấn, khối lượng nhập khẩu có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Từ tình trạng trên ta thấy ngành dệt may – da giầy rất cần đến các ngành công nghiệp hỗ trợ đi kèm, để phục vụ cho quá trình sản xuất, tăng lượng giá trị sản xuất trong ngành, giảm lượng nhập siêu các loại vải, phụ kiện…