Hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 39)

- Hạ tầng khu công nghiệp

Đến nay, Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt 15 KCN, tổng diện tích 7.525 ha (6.541ha KCN và 984 ha đô thị). Hiện tại có 8 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp được quy hoạch cho thuê hơn 1.810ha, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 72,20%; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 84,97%, với vốn đầu tư hạ tầng đăng ký gần 408 triệu USD, vốn đã thực hiện hơn 280 triệu USD.

- Hệ thống giao thông vận tải

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay, trên địa bàn

32

tỉnh đã có 375 km đường quốc lội trải nhựa. 290 km đường tỉnh lội phần lớn được trải nhựa và hơn 3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000 km được trải bê tông và lát gạch.

- Hệ thống hạ tầng – điện nước

Nguồn điện chính cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dung của Bắc Ninh từ lưới điện 110 KV quốc gia theo tuyến Đông Anh – Phả Lại, Đông Anh – Bắc Giang, đường dây 110 MW từ Hà Nội – Hải Dương. Hiện nay toàn tỉnh có 120,04 km đường dây 110 KV và 249,3km đường dây 35 KV. Hệ thống điện cơ bản đã phục vụ được tốt cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong tỉnh. Bắc Ninh có nguồn nước tương đối dồi dào từ các sông và trong lòng đất, theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm của tỉnh là khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 – 5 m và có bề dày khoảng 40, chất lượng nước tốt . Đã có nhiều nhà máy nước đầu tư xây dựng và đi vào khai thác đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của các doanh nghiệp.

- Hệ thống thông tin liên lạc

Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tinh, bưu chính - viễn thông luôn được coi là một ngành đặc biệt quan trọng góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và quốc gia. Vì vậy, Nhà nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này theo hướng đi tắt, đón đầu, ứng dựng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng. Những năm đầu tái lập, toàn tỉnh chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động bưu chính viễn thông là Bưu điện tỉnh, đến nay đã có thêm 3 đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital hiện đại. Mạng thông tin di động và Internet tuy mới xuất hiện nhưng đã phát triển rất nhanh. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh ước có 35.000 máy vi tính, 52 mạng Lan; mạng diện rộng (WAN) của tỉnh được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Hoạt động của các mạng công nghệ

33

thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

- Hệ thống ngân hàng – tín dụng

Từ chỗ chỉ có 1 NH Nhà nước và 3 Chi nhánh NH thương mại (năm 1997) đến nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 30 ngân hàng Chi nhánh cấp 1 (trong đó có một NH nước ngoài), 26 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Riêng trục đường phố Nguyễn Đăng Đạo chưa đầy 1 km có tới 17 NH, trong đó 15 NH thương mại, 1 NH Nhà nước và một NH Hợp tác xã. Hết tháng 11, tổng nguồn vốn huy động của toàn ngành ngân hàng đạt hơn 34.800 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 32.500 tỷ đồng. Riêng 17 NH có tổng huy động chiếm 56%, dư nợ chiếm gần 50%. Sự hội tụ của các NH, tổ chức tín dụng về đây đã thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh.

Tỉnh Bắc Ninh hiện có 26 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đang hoạt động trên địa bàn. Những năm qua, cùng với các ngân hàng, QTDND tích cực huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, đẩy mạnh cho vay, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Hệ thống các trường dạy nghề

Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (ĐH: 02 trường, CĐ: 05 trường, THCN: 02 trường, Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề: 05 trường), ngoài ra, còn có gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở cả 8 huyện/thành phố, thị xã. Tổng số học sinh, sinh viên các trường TCCN, CĐ trên 12 nghìn em

2.1.4. Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh

2.1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công tác Kế hoạch ở Việt Nam ra đời và được quan tâm coi trọng ngay trong ngày đầu giành độc lập. Ngày 31/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí quyết định thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch tái thiết đất nước. Đến năm 1950, Ủy ban này được đổi tên thành Ban Kinh tế Chính phủ. Ủy ban Kế hoạch quốc gia được thành lập vào ngày 8/10/1955, tháng 10/1960 Ủy ban Kế hoạch nhà nước ra đời và trong thời kỳ

34

cải tổ kinh tế Ủy ban Kế hoạch nhà nước đổi tên thành Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH &ĐT) năm 1995.

Cùng với sự ra đời của ngành kế hoạch là sự ra đời của các cấp kế hoạch địa phương. Ban đầu bao gồm các cơ quan như Sở KH & ĐT của tỉnh, Phòng Kế hoạch của các cơ sở quản lý ngành, Phòng Kế hoạch của các huyện. Các cơ quan kế hoạch đó làm chức năng tham mưu về các vấn đề kinh tế xã hội của địa phương. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Bắc cũng được thành lập từ đó. Nhưng đến năm 1997, tỉnh Hà Bắc được tách ra làm hai tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh, đồng thời từ đó Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh ra đời và phát triển đến nay.

2.1.4.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động - Chức năng

Sở KH&ĐT có chức năng tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sở KH&ĐT có chức năng đề xuất các chủ trương, biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương.

Sở KH&ĐT phối hợp với các Sở, Ban Ngành trong việc lập và thực hiện kế hoạch.

- Lĩnh vực hoạt động

Sở KH&ĐT lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên, các danh mục công trình về phát triển kinh tế - xã hội, các cân đối chủ yếu. Lựa chọn các đối tác ký kết hợp đồng, kế hoạch xuất nhập khẩu của địa phương.

Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá (Sở TC - VG) xây dựng dự toán ngân sách trình UBND tỉnh, theo dõi nắm tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế trên địa bàn để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước. Trực

35

tiếp nhận những ý kiến, khiếu nại của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quản lý sau đầu tư.

Theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển, trình UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu kế hoạch của tỉnh. Trực tiếp điều hành thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công của địa phương, UBND tỉnh.

Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương và những nguyên tắc chung đã quy định.

Xét duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, thẩm định các dự án đầu tư trong nước và mối quản lý các nguồn ODA và các nguồn viện trợ khác.

Cấp đăng ký kinh doanh và quản lý thực hiện luật pháp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp trên địa bàn tỉnh.

Hàng quý, 6 tháng, hàng năm làm báo cáo gửi UBND tỉnh và Bộ KH&ĐT về viêc thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Tổ chức việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư địa phương.

2.1.4.3. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh là một hệ thống có tính liên kết chặt chẽ từ trên xuống và giữa các bộ phận với nhau. Bộ máy hoạt động của Sở bao gồm đứng đầu là Giám đốc và trợ giúp công việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc điều hành hoạt động của các phòng ban, trung tâm, đưa ra các quyết định. Trong mỗi phòng ban có các Trưởng phòng, phó Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm trực tiếp chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng, trung tâm với Giám đốc Sở. Cơ cấu tổ chức của Sở được thể hiện qua sơ đồ sau:

36

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh

Giám đốc Nguyễn Quốc Trung

Phó giám đốc Nguyễn Phương Bắc

Các phòng ban Đơn vị sự nghiệp

Thanh tra sở Phòng đăng ký kinh doanh Phòng xây dựng cơ bản Phòng kinh tế ngành Văn phòng sở Phòng Tổng hợp-quy hoạch Phòng văn hóa xã hội Phòng kinh tế đối ngoại (đv thực tập) 90 Phòng kinh tế tập thể - tư nhân

Trung tâm thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư Phó giám đốc

Trần Đăng Truyền

Phó giám đốc Ngô Tân Phượng

37

2.1.4.4. Tình hình thu hút FDI trong thời gian qua của tỉnh Bắc Ninh

- Quy mô đầu tư

Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có xuất phát điểm kinh tế thấp với cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch vụ 31,1%, công nghiệp – xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; chỉ có 04 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị sản xuất bình quân của các tỉnh, thành phố trong cả nước, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chỉ chiếm 14,29% GDP toàn tỉnh.

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới và công nghiệp hóa, ngay sau khi tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã sớm xác định được mục tiêu chiến lược là đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Để triển khai tỉnh đã tạo ra bước ngoặt mang tính đột phá, đó là quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung; cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề. Toàn tỉnh hiện có 15 KCN tập trung được thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Đến nay, có 8 KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 79%.

Trong 8 KCN đã đi vào hoạt động thì có KCN Quế Võ thu hút được nhiều dự án nhất gần 120 dự án đã đi vào hoạt động, tiếp teo là các KCN Tiên Sơn (69 dự án), Yên Phong (52 dự án), VSIP (32 dự án), Đại Đồng – Hoàn Sơn (27 dự án), Tân Hồng – Hoàn Sơn… cũng thu hút được rất nhiều dự án đầu tư của các nà đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các KCN trên địa bàn đã thúc đẩy công nghiệp tăng trưởng cao theo hướng hiện đại. Năm 2013, tăng trưởng kinh tế đạt 11,8% đứng thứ 2 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 12 cả nước. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dưng chiếm 66,67% cơ cấu GDP. Giá trị sản xuất của tỉnh sau 3 tháng đầu năm 2014 đạt 14.717,7 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính 6.190,4 triệu USD, đạt 23,8% kế hoạch năm, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Với nhiều lợi thế so sánh, trong thời gian dài Bắc Ninh luôn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính

38

đến 31/12/2013, đã có 459 dự án (còn hiệu lực) được cấp phép đầu tư, với số vốn đăng ký hơn 6 tỷ USD.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu FDI Bắc Ninh theo địa điểm đầu tƣ giai đoạn 1997 – 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh 2013

Ngoài khu công nghiệp thu hút 87 dự án chiếm 19% về các dự án và cỉ có 7% về vốn đăng ký, cho thấy các dự án ngoài khu công nghiệp chủ yếu là các dự án cơ quy mô nhỏ, thường là các dự án công nghiệp nhẹ, các ngành lắp ráp xe máy và dịch vụ. Trong khi tại KCN số dự án đầu tư lên đến 382 dự án chiếm 81% về các dự án và 93% về số vồn đăng ký, điều đó chứng tỏ công tác thu hút FDI vào các KCN rất hiệu quả.

FDI vào Bắc Ninh đang trong đà tăng trưởng, đặc biệt là trong năm 2008 và năm 2013, tốc độ tăng trưởng cao có thể nhìn thấy qua biểu đồ dưới đây.

39

Biểu đồ 2.2. Tăng trƣởng FDI vào Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2013

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh

Từ biểu đồ trên ta thấy, sau khi gia nhập WTO (1/2007) đến năm 2008, khu vực FDI phát triển nhanh và tạo ra những bước đột phá. Năm 2008 đạt mức kỷ lục 17 năm qua thu hút FDI 1.173 triệu USD, tăng 69% so với năm 2007, và tăng hơn 2 lần so với năm 2006.

Đến năm 2009, lượng vốn FDI và Bắc Ninh sụt giảm một cách nghiêm trọng xuống còn 118 triệu USD năm 2009, giảm gần 1000 lần so với năm 2008. Đây là một sự thất thoát lớn đối với Bắc Ninh.

Từ năm 2010, do cải cái cách các thủ tục hành chính ngày càng thuận lợi và thông thoáng tạo môi trường đầu tư, thực hiện cơ chế một cửa thông thoáng, ưu đãi về giá đất, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện cho các nhà đầu tư. Lượng vốn FDI vào Bắc Ninh tiếp tục có xu hướng tăng lên, đến hết tháng 12/2013, số vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI tăng 1.474 triệu USD. Với nguồn vốn tăng lên nhanh chóng đã

40

chứng tỏ năng lực thu hút nguồn vốn của tỉnh, cho thấy Bắc Ninh là một tỉnh có tiềm năng trong việc thu hút vốn FDI.

Với sự lỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh đã, đang và sẽ trở thành điểm đầu tư ấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Chủ đầu tư

Bắc Ninh là một tỉnh có tiềm năng trong phát triển công nghiệp, với vị trí thuận

Một phần của tài liệu Thu hút FDI với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 39)